Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra học kì I môn Văn lớp 10 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Đề thi môn Văn có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì I lớp 10 hiệu quả nhất.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ năm học 2015 - 2016
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I |
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC | Môn: Ngữ văn – Lớp: 10 |
Năm học: 2016-2017 | Thời gian: 90 phút |
I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
MƯỜI CÁI TRỨNG
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
(Ca dao Bình Trị Thiên)
Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1.
Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây?
Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
II. Phần Làm văn: (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
I. Đọc Hiểu (3đ)
1. Liệt kê/lặp từ/ lặp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/tăng cấp (tăng tiến)/ẩn dụ...
(HS có thể kể một trong các biện pháp tu từ trên)
2. - Tác dụng của liệt kê, lặp từ, lặp câu trúc, tăng cấp: Liệt kê và nhấn mạnh nỗi khổ của người lao động xưa.
- Biện pháp ẩn dụ: "Trứng ung" – những mất mát liên miên xảy ra đối người lao động.
=> Hình ảnh tượng trưng về nỗi khổ của người lao động xưa.
(HS có thể chọn một biện pháp nghệ thuật, chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó và nêu đúng tác dụng).
3. - Câu ca dao là lời tự động viên mình của người lao động xưa.
- Là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.
(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một trong hai nội dung trên)
4. - Nội dung: HS có thể nói về một trong các thông điệp sau:
- Tinh thần lạc quan trong cuộc sống;
- Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua...
- Hình thức:
- Khoảng 6 – 8 dòng (có thể hơn hoặc kém 1 dòng),
- Đúng chính tả, ngữ pháp.
(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi ra từ câu ca dao)
II. Phần Tập làm văn (3đ)
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (0,25)
2. Xác định được vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão. (0,25)
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
MB (0,5)
- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão; giới thiệu tác phẩm: Tỏ lòng (Thuật hoài).
- Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ Tỏ lòng.
TB
- Sơ lược về nhà Trần (0,5)
- Trong các triều đại phong kiến nhà Trần là triều đại để lại nhiều dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ nhất.
- Thời đại ấy hun đúc nên những con người vĩ đại và trở lại, con người lại làm vẻ vang cho thời đại sản sinh ra mình.
- Nội dung:
- Vẻ đẹp con người: (3,0)
- Hình tượng con người kì vĩ (Hai câu đầu).
- Vẻ đẹp tư tưởng nhân cách (Hai câu sau).
- Vẻ đẹp thời đại (HS có thể trình bày lồng vào vẻ đẹp con người) (1,0)
- Chân dung thời đại được phản ánh qua hình tượng con người trung tâm.
- Hình ảnh con người trầm tư suy nghĩ về ý chí lí tưởng, hoài bão của mình là sự khúc xạ tuyệt đẹp của chân dung thời đại.
- Nghệ thuật: (0,5)
- Thể thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.
- Từ ngữ hình ảnh to lớn để miêu tả tầm vóc của con người thời đại nhà Trần.
KB: Nhận xét đánh giá: Con người và thời đại nhà Trần (Thời đại Đông A) thật gần gũi, đẹp đẽ. (0.5)
4. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu trong tiếng Việt. (0,25)