Đề thi trắc nghiệm 1 tiết môn Hóa học lớp 10 chương 6 học kì 1

Đề thi trắc nghiệm 1 tiết môn Hóa học lớp 10 chương 6 học kì 1

Đề thi trắc nghiệm 1 tiết môn Hóa học lớp 10 chương 6 học kì 1 được VnDoc.com đăng tải. Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 này là câu hỏi trắc nghiệm Hóa học theo từng bài trong SGK, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Hóa hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo

Câu 1: Chất nào trong các chất sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?

A. H2S B. O2 C. SO2 D. Al2O3

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. Điện phân nước

B. Nhiệt phân Cu(NO3)2

C. Nhiệt phân KMnO4

D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 3: Nguên tử nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. Nguyên tố X là

A. Na (Z=11).

B. Cl (Z=17).

C. O (Z=8).

D. S (Z=16).

Câu 4: Chất nào sau đây oxi hóa được Ag ở nhiệt độ thường?

A. O2 B. N2 C. HCl D. O3

Câu 5: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại năng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị nhiễm bởi ion nào trong các ion dưới đây?

A. Fe2+

B. Cu2+

C. Pb2+

D. Cd2+

Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng được với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường?

A. Hg B. Fe C. O2 D. H2

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

B. Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là chất rắn màu trắng.

C. Lưu huỳnh có tính oxi hóa yếu hơn oxi.

D. Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo muối săt(III) sunfua.

Câu 8: Cho phương trình hóa học của phản ứng:

S + H2SO4 (đặc) to → 3SO2 ↑ + 2H2O

Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử: Số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là

A. 1:2 B. 1:3 C. 3:1 D. 2:1

Câu 9: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là

A. CO2 B. SO2 C. NH3 D. O3

Câu 10: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với

A. H2S, O2, nước Br2

B. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4

C. Dung dịch KOH, CaO, nước Br2

D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4

Câu 11: Dẫn khí H2S vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu

A. Đen B. Trắng C. Vàng D. Xanh

Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.

B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.

C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

D. Trong công nghiệp, SO3 được sản xuất bằng cách oxi hóa lưu huỳnh SO2.

Câu 13: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. Cl2, O3, S

B. S, Cl2, Br2

C. Na, F2, S

D. Br2, O2, Ca

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?

A. H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh, có tính khử mạnh.

B. SO2 là chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước.

D. Trong công nghiệp, SO2 đực sản xuất bằng cách đốt S hoặc FeS2.

Câu 15: Cho phản ứng hóa học của phản ứng:

H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

Câu 16: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất oleum H2S2O7

A. +2 B. +4 C. +6 D. +8

Câu 17: Nhóm kim loại không tan trong axit H2SO4 đặc, nóng là

A. Ag, Pt.

B. Pt, Au.

C. Cu, Fe.

D. Al, Au.

Câu 18: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:

(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O

(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

(c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 đặc là

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.

(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(d) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.

(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(f) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

A. 3 B. 6 C. 4 D. 5

Câu 20: Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí lớn nhất là

A. Fe3O4 B. Fe(OH)2 C. FeS D. FeCO3

Câu 21: Hai bình cầu có khối lượng và dung tích bằng nhau. Nạp đầy khí oxi vào bình thứ nhất, nạp đầy khí oxi đã được ozon hóa vào bình thứ hai cho đến khi áp suất hai bình như nhau. Đặt hai bình cầu trên hai đĩa cân thì thấy khối lượng của hai bình khác nhau 0,32 gam. Khối lượng ozon trong bình thứ hai là

A. 0,96 gam. B. 0,32 gam. C. 0,72 gam. D. 0,48 gam.

Câu 22: Hấp thụ 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong X là

A. Na2SO3

B. NaHSO3

C. Na2SO3, NaOH

D. Na2SO3, NaHSO3

Câu 23: Nung hỗn hợp bột kim loại gồm 11,2 gam Fe và 6,5 gam Zn với một lượng S dư (trong điều kiện không có khống khí), thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch CuSO4 1M. Thể tích dung dịch CuSO4 tối thiểu để hấp thụ hết khí Y là

A. 200 ml B. 300 ml C. 400 ml D. 100 ml

Câu 24: Dẫn từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, không thấy khí thoát ra. Thêm tiếp dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch sau phản ứng, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 4,48 B. 1,12 C. 3,36 D. 2,24

Câu 25: Cho 25,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 57,9 gam muối. Phần tẳm khối lượng của Al2O3 trong X là

A. 60% B. 40% C. 80% D. 20%

Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí(đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là

A. Zn B. Ca C. Mg D. Cu

Câu 27: Trong công nghiệp, axit sunfuric được điều chế từ quang pirit sắt. Khối lượng dung dịch H2SO4 98% điều chế được từ 1,5 tấn quạng pirit sắt có chứa 80% FeS2 (hiệu suất toàn quá trình là 80%) là

A. 0,80 tấn B. 1,60 tấn C. 1,25 tấn D. 2,00 tấn

Câu 28: Khi hòa tan hidroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là

A. Cu B. Zn C. Fe D. Mg

Câu 29: Cho 3,56 oleum H2S2O7 vào lượng dư H2O, thu được dung dịch X. Để trung hòa toàn bộ X cần V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 80 B. 40 C. 20 D. 60

Câu 30: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Sau phản ứng, thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là

A. 39,34% B. 65,57% C. 26,23% D. 13,11%

Đáp án đề thi trắc nghiệm 1 tiết môn Hóa học lớp 10 chương 6 học kì 1

1. B

2. C

3. D

4. D

5. D

6. A

7. D

8. D

9. B

10. D

11. A

12. C

13. B

14. A

15. D

16. C

17. B

18. C

19. C

20. C

21. A

22. C

23. B

24. D

25. D

26. C

27. B

28. A

29. A

30. C

Câu 21:

Hai bình có cùng thể tích, áp suất, nhiệt độ => có cùng số mol

Bình thứ hai: O2 :x mol; O3: y mol)

=> bình thứ nhất: O2 (x+y) mol

=> (32x+48y) – 32(x+y) = 0,32

=> y=0,02 mol => mO3 = 0,02.48 = 0,96 (gam)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 37: Bài thực hành số 6, tốc độ phản ứng hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 38: Cân bằng hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Đánh giá bài viết
1 927
Sắp xếp theo

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm