Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 38: Cân bằng hóa học

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 38: Cân bằng hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 38: Cân bằng hóa học được VnDoc.com đăng tải. Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 này là câu hỏi trắc nghiệm Hóa học theo từng bài trong SGK, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Hóa hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo

Câu 1: Cho cân bằng hóa học sau:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k); ΔH < 0

Cho các biện pháp:

Tăng nhiệt độ;

Tăng áp suất chung của hệ phản ứng;

Hạ nhiệt độ;

Dùng thêm chất xúc tác V2O5;

Giảm nồng độ SO3;

Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.

Trong các biện pháp trên, những biện pháp nào làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

A. (1), (2), (4), (5)

B. (2), (3), (5)

C. (2), (3), (4), (6)

D. (1), (2), (5)

Câu 2: Cho cân bằng hóa học:

H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k); ΔH > 0

Cân bằng không bị chuyển dịch khi

A. Tăng nhiệt độ của hệ

B. Giảm nống độ HI

C. Tăng nồng độ H2

D. Giảm áp suất chung của hệ.

Câu 3: Cho cân bằng hóa học:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng hóa học này?

A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

Câu 4: Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:

2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)

(màu nâu đỏ) (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có

A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt

B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt

C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt

D. ΔH <0, phản ứng thu nhiệt

Câu 5: Cho cân bằng hóa học:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu nào sua đây đúng?

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3

Câu 6: Cho cân bằng hóa học:

N2 (k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (k)

Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi

A. Thay đổi áp suất của hệ

B. Thay đổi nồng độ N2

C. Thay đổi nhiệt độ

D. Thêm chất xúc tác Fe

Câu 7: Cho các cân bằng hóa học sau:

2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)

N2 (k) + 3H2 ⇌ 2NH3 (k)

3CO2 (k) + H2 (k) ⇌ CO (k) + H2O (k)

2HI (k) ⇌ H2 (k) + I2 (k)

Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là

A. (1) và (3)

B. (2) và (4)

C. (1) và (2)

D. (3) và (4)

Câu 8: Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau:

2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)

Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2.

Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?

A. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.

C. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.

D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.

Đáp án trắc nghiệm Hóa 10 Bài 38: Cân bằng hóa học

1. B

2. D

3. D

4. B

5. B

6. D

7. D

8. A

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Hóa học 10

    Xem thêm