Đề cương ôn tập Hóa học 10 kì 2 năm 2021 Có đáp án
Đề cương ôn tập hóa 10 học kì 2 có đáp án
Đề cương ôn tập Hóa học 10 kì 2 năm 2021 Có đáp án được đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn có đáp án kèm theo là đề cương ôn tập Hóa 10 học kì 2. Nội dung câu hỏi được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm bám sát nội dung chương trình Hóa học 10 kì 2, giúp các em củng cố, luyện tập các thao tác làm bài nhanh và chính xác.
- Đề thi lớp 10 cuối kì 2 năm 2020 môn Hóa học (số 2)
- Đề thi lớp 10 cuối kì 2 năm 2020 môn Hóa học (số 1)
- Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2 tự luận
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10
CHỦ ĐỀ 1. NHÓM HAlOGEN
Câu 1: Đơn chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện thường.
A. I2
B. Br2
C. F2
D. Cl2
Câu 2: Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là:
A. –1, +1, +3, 0, +7.
B. –1, +1, +5, 0, +7.
C. –1, +3, +5, 0, +7.
D. +1, –1, +5, 0, +3.
Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là
A. ns2np4.
B. ns2np3.
C. ns2np5.
D. ns2np6.
Câu 4: Câu nào sau đây không chính xác?
A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
B. Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot.
C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: –1, +1, +3, +5, +7.
D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học
Câu 5: Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit và tính khử giảm dần?
A. HCl, HBr, HI, HF.
B. HI, HBr, HCl, HF.
C. HCl, HI, HBr, HF.
D. HF, HCl, HBr, HI.
Câu 6: Sục khí clo vào lượng dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường, sản phẩm là
A. NaCl, NaClO.
B. NaCl, NaClO2.
C. NaCl, NaClO3.
D. Chỉ có NaCl.
Câu 7: Clo tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây?
A. H2, Cu, H2O, I2.
B. H2, Na, O2, Cu.
C. H2, H2O, NaBr, Na.
D. H2O, Fe, N2, Al.
Câu 8: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2.
B. CO2.
C. H2.
D. SO2.
Câu 9: Muối NaClO có tên là
A. Natri hipoclorơ.
B. Natri hipoclorit.
C. Natri peclorat.
D. Natri hipoclorat.
Câu 10: Khí X được dùng để khử trùng cho nước sinh hoạt. Khí X là
A. CO2.
B. O2.
C. Cl2.
D. N2.
Câu 11: Trong nước clo có chứa các chất:
A. HCl, HClO.
B. HCl, HClO, Cl2.
C. HCl, Cl2.
D. Cl2.
Câu 12: Cho các phản ứng:
(1) O3 + dung dịch KI \(\overset{}{\rightarrow}\)
(2) F2 + H2O \(\overset{}{\rightarrow}\)
(3) MnO2 + HCl đặc \(\overset{}{\rightarrow}\)
(4) Cl2 + dung dịch H2S \(\overset{}{\rightarrow}\)
Các phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 13: Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch AgNO3 thì có thể nhận biết được
A. 1 dung dịch.
B. 2 dung dịch.
C. 3 dung dịch.
D. 4 dung dịch.
Câu 14: Phản ứng nào sau đây xảy ra không tạo muối FeCl2?
A. Fe + HCl.
B. Fe3O4 + HCl.
C. Fe + Cl2.
D. Fe + FeCl3.
Câu 15: Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?
A. Bình thuỷ tinh màu xanh.
B. Bình thuỷ tinh mầu nâu.
C. Bình thuỷ tinh không màu.
D. Bình nhựa teflon (chất dẻo).
Câu 16: Công thức phân tử của clorua vôi là
A. Cl2, CaO.
B. CaOCl2.
C. Ca(OH)2 và CaO.
D. CaCl2.
Câu 17: Hóa chất nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh?
A. HNO3.
B. HF.
C. HCl.
D. NaOH.
Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Fe3O4 + dung dịch HI (dư) \(\overset{}{\rightarrow}\) X + Y + H2O
Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là:
A. Fe và I2.
B. FeI3 và FeI2.
C. FeI2 và I2.
D. FeI3 và I2.
Câu 19: Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2SO4 loãng.
B. HNO3.
C. H2SO4 đậm đặc.
D. NaOH.
Câu 20: Cho sơ đồ:
Cl2 + KOH \(\overset{}{\rightarrow}\) A + B + H2O
Cl2 + KOH \(\overset{}{\rightarrow}\) A + C + H2O
Công thức hoá học của A, B, C, lần lượt là:
A. KCl, KClO, KClO4.
B. KClO3, KCl, KClO.
C. KCl, KClO, KClO3.
D. KClO3, KClO4, KCl.
Câu 21: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2?
A. Br2 + 2NaCl \(\overset{}{\rightarrow}\) 2NaBr + Cl2
B. Cl2 + 2NaOH \(\overset{}{\rightarrow}\) NaCl + NaClO + H2O
C. Br2 + 2NaOH \(\overset{}{\rightarrow}\) NaBr + NaBrO + H2O
D. Cl2 + 2NaBr \(\overset{}{\rightarrow}\) 2NaCl + Br2
Câu 22: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 \(\overset{}{\rightarrow}\) N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là:
A. Chất khử.
B. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
C. Chất oxi hoá.
D. Không phải là chất khử hoặc chất oxi hoá.
Câu 23: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. H2 và F2.
B. Cl2 và O2.
C. H2S và N2.
D. CO và O2.
Câu 24: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra là do:
A. HCl phân huỷ tạo thành H2 và Cl2.
B. HCl dễ bay hơi tạo thành.
C. HCl bay hơi và hút hơi nước có trong không khí ẩm tạo thành các hạt nhỏ dung dịch HCl.
D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hoà.
Câu 25: Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ.
B. chuyển sang màu xanh.
C. không chuyển màu.
D. chuyển sang không màu.
Câu 26: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất:
A. (1), (2), (4), (5).
B. (3), (4), (5), (6).
C. (1), (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (5).
Câu 27: Cho các chất sau: CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6). Axit HCl không tác dụng được với các chất:
A. (1), (2).
B. (3), (4).
C. (5), (6).
D. (3), (6).
Câu 28: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl?
A. Quỳ tím, SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3.
B. Quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3.
C. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3.
D. Quỳ tím, FeO, NH3, Cu, CaCO3.
Câu 29: Chọn phát biểu sai :
A. Axit clohiđric vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
B. Dung dịch axit clohiđric có tính axit mạnh.
C. Cu hòa tan trong dung dịch axit clohiđric khi có mặt O2.
D. Fe hòa tan trong dung dịch axit clohiđric tạo muối FeCl3.
Câu 30: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là
A. 8,96 lít.
B. 3,36 lít.
C. 6,72 lít.
D. 2,24 lít.
Câu 31: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,5.
B. 25,0.
C. 19,6.
D. 26,7.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối. Giá trị của m là
A. 2,24.
B. 2,80.
C. 1,12.
D. 0,56.
Câu 33: Để cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3,84 gam Mg và 4,32 gam Al cần 5,824 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm O2 và Cl2. Tính % thể tích Cl2 trong hỗn hợp Y?
A. 46,15%.
B. 56,36%.
C. 43,64%.
D. 53,85%.
Câu 34: Hòa tan toàn 13,76 gam hỗn hợp X gồm hai muối NaCl và NaBr vào nước thu được dung hoàn dịch X. Cho khí clo lội từ từ cho đến dư qua dung dịch X thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y cho tới khi thu được 12,87 gam muối khan B. Khối lượng của NaCl trong hỗn hợp X là
A. 11,7.
B. 5,85.
C. 8,77.
D. 9,3.
Câu 35: Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Vậy giá trị của m là
A. 16,8 gam. B. 11,2 gam. C. 6,5 gam. D. 5,6 gam.
Câu 36: Cho m gam hỗn hợp Zn, Fe tác dụng với vừa đủ với 73 gam dung dịch HCl 10%. Cô cạn dung dịch thu được 13,15 g muối. Giá trị m là
A. 7,05.
B. 5,3.
C. 4,3.
D. 6,05.
Câu 37: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp bột Al và Mg trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp đầu là
A. 5,8 gam và 3,6 gam.
B. 1,2 gam và 2,4 gam.
C. 5,4 gam và 2,4 gam.
D. 2,7 gam và 1,2 gam.
Câu 38: Cho lượng dư MnO2 vào 25ml dung dịch HCl 8M. Thể tích khí Cl2 sinh ra (đktc) là
A. 1,34 lít.
B. 1,45 lít.
C. 1,12 lít.
D. 1,4 lít.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 4,48.
C. 1,79.
D. 5,6.
CHỦ ĐỀ 2. OXI - LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT
Câu 1: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là :
A. CO và CH4.
B. CH4 và NH3.
C. SO2 và NO2.
D. CO và CO2.
Câu 2: Ứng dụng nào không phải của ozon
A. Chữa sâu răng
B. Tẩy trắng tinh bột dầu ăn
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
D. Sát trùng nước sinh hoạt
Câu 3: Để phân biệt O2 và O3 người ta dùng
A. Dung dịch KI
B. Dung dịch hồ tinh bột
C. Dung KI có hồ tinh bột
D. Dung dịch NaOH
Câu 4: người ta thu O2 bằn phương pháp đẩy nước nhờ tính chất nào sau đây
A. Khí oxi nặng hơn nước
B. Khí oxi tan nhiều trong nước
C. Khí oxi tan ít trong nước
D. Khí O2 khó hóa lỏng
Câu 5: Những phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi?
(1) O3 + Ag
(2) O3 + KI + H2O
(3) O3 + Fe
(4) O3 + CH4
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 2, 4.
D. 3, 4.
Câu 6: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau :
S + KOH → K2S + K2SO3 + H2O
Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa và số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là :
A. 2 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 2 : 3.
Câu 7: Kết luận gì có thể rút ra được từ 2 phản ứng sau :
H2 + S → H2S (1)
S + O2 → SO2 (2)
A. S chỉ có tính khử.
B. S chỉ có tính oxi hóa.
C. S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
D. S chỉ tác dụng với các phi kim.
Câu 8: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.
B. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Tài liệu vẫn còn vui lòng ấn tải link bên dưới để tham khảo thêm
VnDoc đã giới thiệu Đề cương ôn tập Hóa học 10 kì 2 năm 2021 Có đáp án là đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 10, câu hỏi đề cương được đưa dưới dạng trắc nghiệm phù hợp với các bạn ôn tập, củng cố lí thuyết và luyện tập các dạng bài tập tính toán. Tài liệu còn rất hữu ích dành cho các thầy cô, tham khảo để sử dụng ôn tập ra đề kiểm tra cho các bạn.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề cương ôn tập Hóa học 10 kì 2 năm 2021 Có đáp án. Để có thể học tốt các môn học trong chương trình lớp 10, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Chúc các bạn học tập tốt.