195 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa 10 chương 1: Nguyên tử

Trắc nghiệm hóa 10 chương 1

195 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 10: Nguyên tử được VnDoc.com giới thiệu tới các bạn học sinh với mong muốn giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Hóa và giải nhanh các bài tập. Mời các bạn học sinh tham khảo.

195 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 10 Chương nguyên tử

Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án C

Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản: proton, nơtron và electron (có 3 loại hạt).

Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện là?

A. Electron.

B. Electron và nơtron.

C. Proton và nơton.

D. Proton và electron.

Xem đáp án
Đáp án D

Trong nguyên tử, hạt mang điện là: Proton và electron.

Câu 3: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là?

A. Electron.

B. Proton.

C. Nơtron.

D. Nơtron và electron.

Xem đáp án
Đáp án B

Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là: Proton.

Câu 4: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?

A. Proton.

B. Nơtron.

C. Electron.

D. Nơtron và electron.

Xem đáp án
Đáp án C

Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với proton và nơtron.

Câu 5: Chọn phát biểu sai:

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p.

B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.

C. Nguyên tử oxi có số e bằng số p.

D. Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6e.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Xem đáp án
Đáp án B 

Câu 7: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1 : 1.

B. Chỉ có trong nguyên tử magie mới có 12 electron.

C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có 12 proton.

D. Nguyên tử magie có 3 lớp electron.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 8: Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 culông. Vậy nguyên tử đó là:

A. Ar.

B. K.

C. Ca.

D. Cl.

Xem đáp án
Đáp án B 

Theo giả thiết: Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 C nên nguyên tử X cũng có điện tích hạt nhân là 30,4.10-19 C.

Mặt khác mỗi hạt proton có điện tích là 1,6.10-19 C nên suy ra số prton trong hạt nhân của X là :

Số hạt p = (30,4.10-19/1,6.10-19) = 19. Vậy nguyên tử X là Kali (K)

Câu 9: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

A. 78,26.1023 gam.

B. 21,71.10-24 gam.

C. 27 đvC.

D. 27 gam.

Xem đáp án
Đáp án B: mp (X) = 1,6726. 10-27. 13 = 2,174. 10-26 kg = 21,74. 10-24 g.

Câu 10: Biết rằng khối lượng của nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Nếu chọn 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12 làm đơn vị thì O, H có nguyên tử khối là:

A. 15,9672 và 1,01.

B. 16,01 và 1,0079.

C. 15,9672 và 1,0079.

D. 16 và 1,0081.

Xem đáp án
Đáp án C

Khối lượng của 1 nguyên tử C là 12u.

Theo đề bài ta có: MC = 11,906.MH

=>MH = MC/11,906 =12/11,906 = 1,008u

Khối lượng nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lầ khối lượng nguyên tử hiđro nên:

MO = 15,842.MH = 15,842.1,008 = 15,969 u

Câu 11: Số khối của nguyên tử bằng tổng

A. số p và n.

B. số p và e.

C. số n, e và p.

D. số điện tích hạt nhân.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 12: Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là

A. 9.

B. 10.

C. 19.

D. 28.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố R có 56e và 81n. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố R?

A. _{56}^{137}R

B. _{81}^{137}R

C. _{56}^{81}R

D. _{81}^{56}R

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 14: Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron?

A. _1^1H\ ;\ _2^4He

B. _1^3H\ ;\ _2^3He

C. _1^1H\ ;\ _2^3He

D. _1^2H\ ;\ _2^3He

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 15: Một ion có 3p, 4n và 2e. Ion này có điện tích là

A. 3+.

B. 2-.

C. 1+.

D. 1-.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 16: Một ion có 13p, 14n và 10e. Ion này có điện tích là

A. 3-.

B. 3+.

C. 1-.

D. 1+.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 17: Một ion (hoặc nguyên tử) có 8p, 8n và 10e. Ion (hoặc nguyên tử) này có điện tích là

A. 2-.

B. 2+.

C. 0.

D. 8+.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 18: Ion M2+ có số e là 18, điện tích hạt nhân là:

A. 18.

B. 20.

C. 18+.

D. 20+.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 19: Ion X2- có:

A. số p - số e = 2.

B. số e - số p = 2.

C. số e - số n = 2.

D. số e - (số p +số n) = 2.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 20: Ion X- có 10e, hạt nhân có 10n. Số khối của X là:

A. 19.

B. 20.

C. 18.

D. 21.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 21: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau nhưng
khác nhau số

A. electron.

B. nơtron.

C. proton.

D. obitan.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 22: Trong kí hiệu {}_Z^AX thì:

A. A là số khối xem như gần bằng khối lượng nguyên tử X.

B. Z là số proton trong nguyên tử X.

C. Z là số electron ở lớp vỏ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 23: Ta có 2 kí hiệu {}_{92}^{234}U{}_{92}^{235}U, nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Cả hai cùng thuộc về nguyên tố urani.

B. Mỗi nhân nguyên tử đều có 92 proton.

C. Hai nguyên tử khác nhau về số electron.

D. A, B đều đúng

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 24: Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau:

A. {}_{19}^{40}K{}_{18}^{\;40}Ar.

B. {}_8^{16}O{}_8^{17}O.

C. O2 và O3.

D. kim cương và than chì.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 25: Nguyên tử có số hiệu 24, số nơtron 28, có

A. số khối 52.

B. số e là 28.

C. điện tích hạt nhân 24.

D. số p là 28.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 26: Có 3 nguyên tử số p đều là 12, số khối lần lượt là 24, 25, 26. Chọn câu sai:

A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là 12, 13, 14

B. Đây là 3 đồng vị

C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg

D.Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton

Xem đáp án
Đáp án D

Số hạt electron của các nguyên tử Mg đều bằng 12. Vậy phát biểu A sai.

Ba nguyên tử có cùng số proton nhưng có số notron khác nhau nên đây là 3 đồng vị của nguyên tố Mg. Vậy phát biểu B đúng.

Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. Vậy phát biểu C đúng.

Hạt nhân của mỗi nguyên tử Mg trên đều có 12 proton. Vậy phát biểu D đúng.

Câu 27: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng

A. số khối.

B. điện tích hạt nhân.

C. số electron.

D. tổng số proton và nơtron.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 28: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó?

A. 6.

B. 9.

C. 12.

D. 10.

Xem đáp án
Đáp án B

Ứng với mỗi đồng vị của Mg có 3 loại phân tử MgCl2 khác nhau, tương ứng với 2 nguyên tử Cl lần lượt là (35,35), (37,37), (35,37)

=> Có tất cả 3.3 = 9 loại phân tử MgCl2 khác nhau

Câu 29: Oxi có 3 đồng vị {}_8^{16}O,\hspace{0.278em}_8^{11}O,\hspace{0.278em}_8^{18}O. Cacbon có hai đồng vị là: {}_6^{12}C,{}_6^{13}C . Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic được tạo thành giữa cacbon và oxi?

A. 11.

B. 12.

C. 13.

D. 14.

Xem đáp án
Đáp án B

Số loại phân tử có thể tạo thành từ các đồng vị trên là

16O=12C=16O, 16O=12C=17O, 16O=12C=18O

17O=12C=17O, 17O=12C=18O, 18O=12C=18O

16O=13C=16O, 16O=13C=17O, 16O=13C=18O

17O=13C=17O, 17O=13C=18O, 18O=13C=18O

Câu 30: Hiđro có 3 đồng vị 1H, 2H, 3H, và oxi có đồng vị 16O, 17O, 18O. Có thể có bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ hiđro và oxi?

A. 16.

B. 17.

C. 18

D. 20

Xem đáp án
Đáp án C

Các loại phân tử nước khác nhau được tạo thành là:

1H1H16O, 1H2H16O, 1H3H16O, 2H2H16O, 2H3H16O, 3H3H16O

1H1H17O, 1H2H17O, 1H3H17O, 2H2H17O, 2H3H17O, 3H3H17O

1H1H18O, 1H2H18O, 1H3H18O, 2H2H18O, 2H3H18O, 3H3H18O

Vậy có 18 loại phân tử nước khác nhau được tạo thành.

Câu 31: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiếm 27%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là

A. 63,45.

B. 63,54.

C. 64,46.

D. 64,64.

Xem đáp án
Đáp án B: Nguyên tử khối trung bình của Cu là: ACu =( 63.73 + 65.27)/ 100 = 63,54

Câu 32: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là

A. 34X.

B. 37X.

C. 36X.

D. 38X.

Xem đáp án
Đáp án B

Gọi nguyên tử khối trung bình của đồng vị thứ 2 là x

Ta có: (35,75+ 25.x)/100 = 35,5 => x = 37

Câu 33: Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có 2 đồng vị X và Y, biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X = 0,37 số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y ít hơn số nơtron của đồng vị X là:

A. 2.

B. 4.

C. 6.

D. 1.

Xem đáp án
Đáp án A

Gọi số khối của X và Y lần lượt là x, y.

→x + y = 128

Số nguyên tử của đồng vị X bằng 0,37 lần số nguyên tử y.

→ (x.0,37 + y.1)/(0,37 + 1) = 63,54

→ 0,37/ (x + y) = 87,05

GIải được: x = 65; y = 63

Ta có:

x= ZX + NX;

y= ZY + Ny

Mà ZX = ZY → NX − NY = x − y = 2

Câu 34: Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ 2 có số khối nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là bao nhiêu?

A. 79,2.

B. 79,8.

C. 79,92.

D. 80,5.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 35: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là 35Cl  và 37Cl. Phần trăm về khối lượng của 3717Cl chứa trong HClO4 (với hiđro là đồng vị 11H , oxi là đồng vị 168O ) là giá trị nào sau đây?

A. 9,40%.

B. 8,95%.

C. 9,67%.

D. 9,20%

Xem đáp án
Đáp án D

........................................

Mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới để xem toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa 10 chương 1

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Bài tập Hóa 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
14 30.692
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hóa học 10

    Xem thêm