Bài tập Hóa 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

Hóa học 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn

Bài tập Hóa 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn là tài liệu học tập môn Hóa hay dành cho các bạn luyện tập trên lớp cũng như ở nhà, giúp các bạn củng cố kiến thức, học tốt môn Hóa lớp 10. Mời các bạn tham khảo.

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro ở đktc. X và Y là những nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. Na và K.

B. Li và Na.

C. K và Rb.

D. Rb và Cs.

Câu 2. Những đặc trưng nào sau đây của đơn chất, nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.

B. Tỉ khối.

C. Số lớp electron.

D. Số electron lớp ngoài cùng.

Câu 3. Các nguyên tố thuộc dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân?

A. Fe, Ni, Co.

B. Br, Cl, I.

C. C, N, O.

D. O, Se, S.

Câu 4. Dãy nguyên tố có các số hiệu nguyên tử sau đây chỉ gồm các nguyên tố d?

A. 11, 14, 22.

B. 24, 39, 74.

C. 13, 33, 54.

D. 19, 32, 51.

Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất?

A. Nitơ (Z = 7)

B. Photpho (Z = 15)

C. Asen (Z = 33)

D. Bitmut (Z = 83)

Câu 6. Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần?

A. I, Br, Cl, P

B. C, N, O, F.

C. Na, Mg, Al, Si

D. O, S, Se, Te.

Câu 7. Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA: Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng dần

B. giảm dần

C. tăng rồi giảm

D. giảm rồi tăng

Câu 8. Cho dãy các nguyên tố hoá học nhóm VA: N – P – As – Sb – Bi. Từ N đến Bi, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính phi kim thay đổi theo chiều:

A. tăng dần

B. giảm dần

C. tăng rồi giảm

D. giảm rồi tăng

Câu 9. Cho các nguyên tố Li, Na, K, Rb, Cs thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố trên, nguyên tố có năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ nhất là

A. Li (Z = 3)

B. Na (Z = 11)

C. Rb (Z = 37)

D. Cs (Z = 55)

Câu 10. Biến thiên tính chất bazơ của các hiđroxit nhóm IA theo chiều tăng của số thứ tự là

A. tăng

B. giảm

C. không thay đổi

D. giảm sau đó tăng

Câu 11. Nhiệt độ sôi của các đơn chất của các nguyên tố nhóm VIIA: F2, Cl2, Br2, I2 theo chiều tăng số thứ tự là

A. tăng

B. giảm

C. không thay đổi

D. giảm sau đó tăng

Câu 12. Trong 20 nguyên tố hoá học đầu tiên trong bảng tuần hoàn, số nguyên tố có nguyên tử với 2 electron độc thân ở trạng thái cơ bản là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4.

Câu 13. Độ âm điện của dãy nguyên tố: Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13), P (Z = 15), Cl (Z = 17) biến đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. Vừa giảm vừa tăng.

Câu 14. Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. Vừa giảm vừa tăng.

Câu 15. Tính chất axit của dãy các hiđroxit: H2SiO3, H2SO4, HClO4 biến đổi theo chiều nào sau đây?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. Vừa giảm vừa tăng.

Câu 16. Nguyên tố Cs trong nhóm IA được sử dụng để chế tạo tế bào quang điện bởi vì trong số các nguyên tố không có tính phóng xạ, Cs là kim loại có

A. giá thành rẻ, dễ kiếm.

B. năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ nhất.

C. bán kính nguyên tử nhỏ nhất.

D. năng lượng ion hoá thứ nhất lớn nhất.

Câu 17. Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là

A. 1s22s22p3

B. 1s22s22p5

C. 1s22s22p4

D. 1s22s22p6

Câu 18. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào sau đây?

A. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA.

B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.

C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA.

D. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA.

Câu 19. Cho 6,4 g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc). Các kim loại đó là

A. Be và Mg.

B. Mg và Ca.

C. Ca và Sr.

D. Sr và Ba.

Câu 20. Cho 1,44 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 đặc, đun nóng. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là 0,224 lít. Hoá trị lớn nhất của M là 2.

a) Kim loại M là:

A. Zn

B. Cu

C. Mg

D. Fe

b) Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:

A. ô 30, chu kì 4, nhóm IIB

B. ô 56, chu kì 4, nhóm VIIIB

C. ô 12, chu kì 3, nhóm IIA

D. ô 29, chu kì 4, nhóm IB

Câu 21. Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.

B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

Câu 22. X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử X và Y bằng 32. X và Y là:

A. Na và K.

B. Mg và Ca.

C. K và Rb.

D. N và P.

Câu 23. Khi xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A. Số khối.

B. Số electron ngoài cùng.

C. Độ âm điện.

D. Năng lượng ion hoá.

Câu 24. Một oxit có công thức X2O trong đó tổng số hạt (proton, nơtron và electron) của phân tử là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Oxit đã cho là:

A. Na2O.

B. K2O.

C. H2O.

D. N2O.

Câu 25. Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích của 0,2 gam hiđro là V1 còn thể tích của 3,2 gam oxi là V2. Nhận xét nào sau đây về tương quan V1, V2 là đúng?

A. V1 > V2.

B. V1 < V2.

C. V1 = V2

D. V1 = 2V2.

Câu 26. Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại bằng dung dịch axit sunfuric đặc, nóng vừa đủ thì thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 120 gam muối khan. Công thức hóa học của oxit kim loại đã dùng trong thí nghiệm trên là:

A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe3O4.

D. Al2O3.

Câu 27. Tính khử của các hiđrohalogenua HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây?

A. HF < HCl < HBr < HI.

B. HCl < HF < HBr < HI.

C. HF < HI < HBr < HF.

D. HI < HBr < HCl < HF.

Câu 28. Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử ở lớp ngoài cùng là: (n - 1)d5ns1 (trong đó n ≥ 4). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kì n, nhóm IB.

B. Chu kì n, nhóm IA.

C. Chu kì n, nhóm VIB.

D. Chu kì n, nhóm VIA.

Câu 29. Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1?

A. Chu kì 4, nhóm IB.

B. Chu kì 4, nhóm IA.

C. Chu kì 4, nhóm VIA.

D. Chu kì 4, nhóm VIB.

Câu 30. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức tổng quát là R2O5, hợp chất của nó với hiđro có thành phần khối lượng %R = 82,35%; %H = 17,65%. Nguyên tố R là:

A. photpho.

B. nitơ.

C. asen.

D. antimon.

Để xem và tải toàn bộ 120 câu hỏi trắc nghiệm Hóa 10 Bảng tuần hoàn mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Bài tập Hóa 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
8 17.199
Sắp xếp theo

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm