Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 10 bài 22: Clo

Tóm tắt Hóa 10 bài 22: Clo

Hóa 10 bài 22: Clo được VnDoc biên soạn tóm tắt trọng tâm bài 22 háo 10 clo, giúp các bạn học sinh dễ dàng năm được nội dung kiến thức của bài. Mời các bạn tham khảo.

I. Trạng thái tự nhiên

Có hai đồng vị bền là 35,5Cl (75,77%) và 37Cl(24,23%) nên nguyên tử khối trung bình là 35,5

Chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất , chủ yếu trong muối natriclorua ( muối biển và muối mỏ); HCl có trong dịch vị dạ dày của người và động vật

Trong nước biển, clo chiếm khoảng 2% khối lượng

II. Tính chất vật lý

Ở điều kiện thường, Clo là chất khí màu vàng lục, mùi sốc, rất độc

Nặng gấp 2,5 lần không khí và tan trong nước. Dung dịch của khí Clo trong nước gọi là nước Clo có màu vàng nhạt

Khí Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzene, etanol, hexan

III. Tính chất hóa học

Tính chất hóa học cơ bản của Clo là tính oxi hóa mạnh

1. Tác dụng với kim loại

Clo tác dụng với hầu hết các kim loại sinh ra muối clorua

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Lưu ý: Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm; tốc độ nhanh và tỏa nhiều nhiệt

2. Tác dụng với hiđro

Ở nhiệt độ thường, khí clo không phản ứng với hiđro

Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của magie cháy thì phản ứng xảy ra nhanh và có thể nổ ( mạnh nhất khi tỉ lệ mol là 1:1)

H02 + Cl02 → H+1Cl−1

3. Tác dụng với nước

Một phần khí Clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohiđric và axit hipocloro có tính tẩy màu mạnh do có H+1ClO là chất oxh rất mạnh.

0Cl2 + H2O ⇄ H−1Cl + H+1ClO

=> Khi Clo tan trong nước, diễn ra cả hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

4. Tác dụng với dung dịch kiềm

Cl2 + 2NaOH \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) NaCl + NaClO + H2O

5. Tác dụng với một số hợp chất có tính khử

Cl2 + 2FeCl2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3

Cl2 + H2S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2HCl + S

4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4

Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

* Nhận xét:

Khi tham gia phản ứng với H2, kim loại và các chất khử, clo đóng vai trò là chất OXH

Khi tham gia phản ứng với H2O và dung dịch kiềm, Clo đóng vai trò vừa là chất OXH vừa là chất Khử.

IV. Điều chế

1.Trong phòng thí nghiệm

Dùng các chất có tính oxi hóa mạnh tác dụng với axit HCl đặc

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O

2. Trong công nghiệp

Điện phân dung dịch bão hòa muối ăn trong nước để sản xuất xút, đồng thời thu được khí Clo và hiđro

2NaCl + 2H2O \overset{đpnc}{\rightarrow}\(\overset{đpnc}{\rightarrow}\)  2NaOH + H2 + Cl2 (có màng ngăn)

V. Ứng dụng

Dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi để diệt 1 số vi khuẩn gây bệnh

Dùng để tẩy trắng sợi, giấy, vải,…

Dùng để sản xuất chất hữu cơ, chất tẩy trắng, chất sát trùng như nước Gia ven, clorua vôi và sản xuất hóa chất vô cơ như axit clohiđric, kaliclorat

VI. Trắc nghiệm Hóa học 10

Câu 1: Cho clo vào nước, thu được nước clo. Biết clo tác dụng không hoàn toàn với nước. Nước clo là hỗn hợp gồm các chất :

A. HCl, HClO

B. HClO, Cl2, H2O

C. H2O, HCl, HClO

D. H2O, HCl, HClO, Cl2

Đáp án: D

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.

B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

Đáp án: B

Câu 3: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim lọai M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho dung dịch muối Y tác dụng với Cl2 cũng thu được muối X. Kim loại M có thể là

A. Mg

B. Zn

C. Al

D. Fe

Đáp án: D

Câu 4: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. dung dịch H2SO4 đậm đặc.

B. Na2SO3 khan.

C. CaO.

D. dung dịch NaOH đặc.

Đáp án: A

Câu 5: Cho 29,2 gam HCl tác dụng hết với KMnO4, thu được V lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 8,96

B. 17,92

C. 5,60

D. 11,20

Đáp án: C

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

⇒ nHCl = 29,2/36,5 = 0,8 (mol) ⇒ nCl2 = 0,8.5/16 = 0,25

V = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l)

Câu 6: Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 6,72 lít.

B. 13,44 lít.

C. 4,48 lít.

D. 2,24 lít.

Đáp án: A

nFeCl3 = 32,5/162,5 = 0,2 (mol)

Bảo toàn nguyên tố Cl

2nCl2 = 3nFeCl3 ⇒ nCl2 = 0,3 (mol) ⇒ V = 0,3 .22,4 = 6,72 (l)

Câu 7: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 17,92 lít.

B. 6,72 lít.

C. 8,96 lít.

D. 11,20 lít.

Đáp án: C

Câu 8: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc (dư), đun nóng. Cho toàn bộ khí clo thu được tác dụng hết với một kim loại M có hóa trị 2 thì thu được 22,2 gam muối. Kim loại M là

A. Ca

B. Zn

C. Cu

D. Mg

Đáp án: A

Bảo toàn electron: nMCl2 = nMnO2 = 17,4/87 = 0,2 (mol)

⇒ 0,2 (M + 71) = 22,2 ⇒ M = 40 (Ca)

Câu 9: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl- là :

A. 1s22s22p63s23p4.

B. 1s22s22p63s23p2.

C. 1s22s22p63s23p6.

D. 1s22s22p63s23p5.

Đáp án: C

Câu 10: Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là

A. 75,68%.

B. 24,32%.

C. 51,35%.

D. 48,65%.

Đáp án: B

Câu 11: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :

A. Cl2, H2O.

B. HCl, HClO.

C. HCl, HClO, H2O.

D. Cl2, HCl, HClO, H2O.

Đáp án: D

Câu 12: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. KCl, KClO3, Cl2.

B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.

D. KCl, KClO3.

Đáp án: B

Câu 13: Trong các halogen, clo là nguyên tố

A. Có độ âm điện lớn nhất.

B. Có tính phi kim mạnh nhất.

C. Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng các hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.

D. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.

Đáp án: C

Câu 14: Thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo là: (đktc, Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

A. 100ml

B. 50ml

C. 500ml

D. 200ml

Đáp án: A

2NaOH + Cl2 → NaClO + NaCl + H2O

nNaOH = 2 nCl2 = 2. 0,05 = 0,1 mol

⇒ VNaOH = 0,1 : 1 = 0,1 lít = 100ml

Câu 15: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là:

A. Al

B. Cr

C. Fe

D.Ni

Đáp án: A

.............................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hóa 10 bài 22: Clo. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm