Giải bài tập Hóa 10 Bài 37: Bài thực hành số 6 Tốc độ phản ứng hóa học
Giải bài tập Hóa 10 trang 155: Bài thực hành số 6 Tốc độ phản ứng hóa học
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải bài tập Hóa 10 Bài 37: Bài thực hành số 6 Tốc độ phản ứng hóa học, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh quan sát nêu được các hiện tượng từ đó biết cách viết bản tường trình cũng như trả lời các câu hỏi sách giáo khoa Hoá học 10 hiệu quả hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
A. Giải Hóa 10 bài 37: Bài thực hành số 6
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Cách tiến hành:
Chuẩn bị hai ống nghiệm như sau:
Ống thứ nhất chứa 3ml dung dịch HCl nồng độ khoảng 18%
Ống thứ hai chứa 3ml dung dịch HCl nồng độ khoảng 6%
Cho đồng thời vào mỗi ống một hạt kẽm có kích thước giống nhau.
Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.
Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
Kết luận:
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.
Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Cách tiến hành:
Chuẩn bị hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ khoảng 15%.
Đun dung dịch trong một ống đến gần sôi. Cho đồng thời vào mỗi ống một hạt Zn có kích thước giống nhau.
Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.
Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
Kết luận:
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
Cách tiến hành:
Chuẩn bị hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 3ml dung dịch H2SO4 nồng độ khoảng 15%, sau đó chuẩn bị hai mẫu Zn có khối lượng bằng nhau.
Một mẫu có kích thước hạt nhỏ hơn mẫu còn lại.
Cho đồng thời hai mẫu kẽm đó vào hai ống nghiệm đựng H2SO4 ở trên.
Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.
Khí ở ống nghiệm có khổi lượng nhỏ thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.
Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
Kết luận:
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt.
Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.
B. Tóm tắt nội dung bài thực hành số 6 hóa 10
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
2. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng
Đối với phản ứng có chất khi tham gia, khi áp suất tăng (nồng độ chất khí tăng), tốc độ phản ứng tăng.
Khi tăng áp suất, khoảng cách giữa các phân tử càng nhỏ, nên sự va chạm càng dễ có hiệu quả hơn, phản ứng xảy ra nhanh hơn.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
Giải thích: khi nhiệt độ phản ứng tăng dẫn đến hai hệ quả sau:
Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.
Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.
4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
+ Những chất xúc tác xúc tiến cho quá trình xảy ra nhanh hơn là chất xúc tác dương.
+ Những chất xúc tác làm cho quá trình xảy ra chậm được gọi là chất xúc tác âm.
--------------------------------
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số bản tường trình các bài thực hành nằm trong chương trình hóa 10.
- Bản tường trình hóa học 10 bài thực hành 1
- Bài thực hành số 2 hóa 10: Tính chất hóa học của khí Clo và hợp chất của Clo
- Bài thực hành số 3 Hóa học 10: Bản tường trình bài thực hành số 3 Hóa 10
- Bài thực hành số 4 hóa 10: Tính chất của oxi lưu huỳnh
- Bản tường trình bài thực hành số 5 hóa 10
---------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập trang 155 SGK Hóa học lớp 10: Bài thực hành số 6 Tốc độ phản ứng hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.