Hóa 10 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hóa 10 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được VnDoc biên soạn, là nội dung Hóa 10 bài 10. Tóm tắt các ý chính trong bài, giúp các ban học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ cũng như hiểu bài hơn. Từ đó vận dụng làm các dạng bài tập.

A. Tóm tắt Hóa 10 bài 10

I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó

Cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau.

  • Số thứ tự của ô nguyên tố = tổng số e của nguyên tử
  • Số thứ tự của chu kì = số lớp e
  • Số thứ tự của nhóm:

+ Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsanpb thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A

+ Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)dxnsy thì nguyên tố thuộc nhóm B:

• Nhóm (x+y)B nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7.

• Nhóm VIIIB nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10.

• Nhóm (x + y - 10)B nếu 10 < (x + y).

II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố

1/ Vị trí nguyên tố cho biết:

  • Các nguyên tố thuộc nhóm (IA, IIA, IIIA) trừ B và H có tính kim loại. Các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, bitmut, poloni).
  • Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro.
  • Công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng.
  • Công thức của hợp chất khí với H (nếu có)
  • Oxit và hidroxit có tính axit hay bazo.

2/ Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16 suy ra:

S ở nhóm VI, chu kì 3, phi kim

Hoá trị cao nhất với oxi 6, với hiđro là 2.

CT oxit cao nhất SO3, h/c với hiđro là H2S.

SO3 là ôxit axit và H2SO4 là axit mạnh.

III. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

a. Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

  • Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
  • Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yếu dần, tính axit mạnh dần.

b. Trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.

* Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B.

  • Nguyên tố họ d: (n-1)dansb với a = 1 → 10; b = 1 → 2

+ Nếu a + b < 8 ⇒ a + b là số thứ tự của nhóm .

+ Nếu a + b > 10 ⇒ (a + b) – 10 là số thự tự của nhóm.

+ Nếu 8 ≤ a + b ≤ 10 ⇒ nguyên tố thuộc nhóm VIII B

  • Nguyên tố họ f: (n-2)fansb với a = 1 → 14; b = 1 → 2

+ Nếu n = 6 ⇒ Nguyên tố thuộc họ lantan.

+ Nếu n = 7 ⇒ Nguyên tố thuộc họ actini

B. Bài tập Hóa 10 bài 10

1. Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 bài 10

Câu 1: X là nguyên tố thuộc nhóm IVA, chu kì 5 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau:

(1) X có 4 lớp electron và có 20 electron p.

(2) X có 5 electron hóa trị và 8 electron s.

(3) X có thể tạo được hợp chất bền với oxi có công thức hóa học XO2 và XO3.

(4) X có tính kim loại mạnh hơn so với nguyên tố có số thứ tự 33.

(5) X ở cùng nhóm với nguyên tố có số thứ tự 14.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2: Cho ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’.

Thứ tự tang dần tính bazơ của X’, Y’, Z’ là

A. X’ < Y’ < Z’

B. Y’ < X’ < Z’

C. Z’ < Y’ < X’

D. Z’ < X’ < Y’

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong số các nguyên tố bền, Xesi là kim loại mạnh nhất.

B. Trong nhóm IVA vừa có nguyên tố kim loại, vừa có nguyên tố phi kim.

C. Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

D. Đối với tất cả nguyên tố thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm.

Mời các bạn xem làm tiếp bài tập trắc nghiệm kèm đáp án hướng dẫn giải chi tiết tại: Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 10

2. Bài tập tự luận Hóa 10 bài 10

Câu 1: Mức năng lương cao nhất trong cấu hình electron của ion kim loại R3+ là 3d3. Vị trí của nguyên tố R trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

Hướng dẫn giải

Mức năng lương cao nhất trong cấu hình electron của ion kim loại R3+ là 3d3

=> cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d3

Với R thì: 3d54s1 là các phân lớp ngoài cùng

=> Chu kỳ IV nhóm VIB

Câu 2: Cho các nguyên tố: Al (Z = 13), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

Hướng dẫn giải

Al: 1s22s22p63s23p1 (nhóm IIIA, chu kỳ 3)

Si: 1s22s22p63s2 (nhóm IIA, chu kỳ 3)

Mg: 1s22s22p63s2 (nhóm IIA, chu kì 3)

Cùng chu kỳ, đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần: Mg, Al, Si

Câu 3: Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2-. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt notron 1 hạt; trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt notron. Số p trong M và X lần lượt là:

Hướng dẫn giải 

A là M2X: 2.(2pM + nM) + (2pX + nX) = 140 (1)

Số hạt mang điện trong M+ = 2pM - 1

Số hạt mang điện trong X2- = 2pX + 2

=> 2pM - 1 = (2pX + 2) + 19 => pM - pX = 11(2)

Trong M: pM + 1 = nM (3)

Trong X: pX = nX (4)

Giải hệ (1), (2), (3) ta được: pM = 19 và pX = 8

C. Giải bài tập Hóa 10 bài 10 SGK

VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa hóa 10 bài 10 trang 51 tại: Giải bài tập trang 51 SGK Hóa học lớp 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

..............................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Hóa 10 bài 10. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 2.840
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Hóa học 10 KNTT

    Xem thêm