Hóa 10 Bài 25: Flo - Brom - Iot
Hóa học 10 Bài 25: Flo - Brom - Iot
Hóa 10 Bài 25: Flo - Brom - Iot được VnDoc biên soạn tóm tắt trọng tâm lý thuyết bài 25 hóa 10. Nội dung tài liệu đưa ra các nội dung quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng ghi nhớ, từ đó vận dụng giải các dạng bài tập nâng cao mở rộng trong sách giáo khoa cũng như trong sách bài tập.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
A. Tóm tắt hóa 10 bài 25
I. FLO
1. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
Là chất khí màu lục nhạt, rất độc
Trong tự nhiên tồn tại ở dạng hợp chất, chủ yếu có trong các chất khoáng dạng muối florua CaF2,…, trong men răng người, động vật và một số loài cây
2. Tính chất hóa học
Flo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất
a. Tác dụng với tất cả các kim loại
F2 + Ca → CaF2
F2 + 2Ag → 2AgF
b. Tác dụng với hiđro
Phản ứng xảy ra mạnh hơn các halogen khác, hỗn hợp H2 và F2 nổ mạnh ngay trong bóng tối ở nhiệt độ –252oC.
F2 + H2 → 2HF
c. Tác dụng với nước
Khí flo qua nước nóng sẽ làm nước bốc cháy
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
=> F2 không đẩy Cl2, Br2, I2 ra khỏi dung dịch muối hoặc axit trong khi flo có tính oxi hóa mạnh hơn.
3. Ứng dụng
Điều chế dẫn xuất hidro cacbon. (floroten, teflon, ...)
Dùng trong công nghiệp hạt nhân, làm thuốc chống sâu răng.
4. Sản xuất flo trong công nghiệp
Điện phân hỗn hợp KF và HF (hỗn hợp ở thể lỏng)
II. BROM
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý
Là chất lỏng màu nâu, dễ bay hơi, độc.
Tan trong nước, nhưng tan nhiều hơn trong dung môi hữu cơ
Trong tự nhiên brom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất (nước biển có chứa lượng nhỏ NaBr)
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại
Br2 + 2Na \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2NaBr
3Br2 + 2Fe \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeBr3
b. Tác dụng với hidro
H2 + Br2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2HBr
c. Tác dụng với nước
Br2 + H2O ⇄ HBr + HBrO
d. Tác dụng với các hợp chất có tính khử
Br2 + 2FeBr2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeBr3
Br2 + H2S \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2HBr + S
4Br2 + H2S + 4H2O → 8HBr + H2SO4
3. Điều chế
Người ta điều chế brom từ nước biển
Cl2 + NaBr → NaCl + Br2
4. Ứng dụng
Sản xuất dẫn xuất hidro cacbon, AgBr, dùng cho công nghiệp dầu mỏ, hóa chất cho nông nghiệp, phẩm nhuộm.
III. IOT
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý
Là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím. Khi đun nóng, iot sẽ thăng hoa.
Tan rất ít trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ
Tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất (nước biển có chứa lượng nhỏ NaBr)
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại
I2 + 2Na \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2NaI
I2 + Fe \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)FeI2
b. Tác dụng với hidro
H2 + I2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2HI
c. Tác dụng với nước
Iot hầu như không tác dụng với nước
d. Iot tạo phức với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.
3. Điều chế
Người ta điều chế iot từ rong biển
4. Ứng dụng
Sản xuất dược phẩm, phòng bệnh bướu cổ do thiếu iot.
>> Mời các bạn tham khảo thêm lý thuyết hóa 10 bài tiếp theo tại: Hóa 10 bài 26: Luyện tập nhóm Halogen
B. Giải bài tập Hóa 10 bài 25
Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như biết cách vận dụng kiến thức đã học của bài áp dụng vào các dạng bài tập, từ đó rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập hóa 10 sách giáo khoa bài 25 tại. VnDoc hướng dẫn giải chi tiết bài tập sách giáo khoa tại: Giải bài tập trang 113, 114 SGK Hóa học lớp 10: Flo - Brom - Iot
C. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 25
Câu 1: Chất nào sau đây oxi hóa được H2O?
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Câu 2: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
A. HCl
B. H2SO4
C. HNO3
D. HF
Câu 3: Dãy các đơn chất halogen nào sau đây được xếp theo thứ tự tính oxi hóa tăng dần?
A. F2, Cl2, Br2, I2
B. Cl2, Br2, I2, F2
C. Cl2, F2, Br2, I2
D. I2, Br2, Cl2, F2
Câu 4: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa màu trắng?
A. NaF
B. NaCl
C. NaBr
D. NaI
Câu 5: Dãy các axit nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. HCl, HBr, HI, HF
B. HI, HBr, HCl, HF
C. HBr, HI, HF, HCl
D. HF, HCl, HBr, HI
Câu 6: Phân biệt hai lọ mất nhãn đựng dung dịch Nà và dung dịch NaI chỉ cần dung dung dịch
A. AgNO3
B. HCl
C. NaOH
D. KNO3
Câu 7: Cho các phản ứng:
(1) SiO2 + dung dịch HF →
(2) F2 + H2O to→
(3) AgBr ánh sáng→
(4) Br2 + NaI (dư) →
Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (4)
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
B. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.
C. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
D. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo.
Câu 9: Trộn dung dịch chứa a gam Hbr với dung dịch chứa a gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được, màu của quỳ tím sẽ là
A. Chuyển sang màu đỏ.
B. Chuyển sang màu xanh.
C. Không đổi màu.
D. Mất màu.
Câu 10: Cho lương dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,435
B. 0,635
C. 2,070
D. 1,275
Xem đáp án và toàn bộ câu hỏi đáp án trắc nghiệm hóa 10 bài 25 tại: Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 25: Flo - Brom - Iot
...........................................
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Hóa 10 Bài 25: Flo - Brom - Iot. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.