Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Hóa 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn được VnDoc biên soạn tóm tắt trọng tâm toàn bộ kiến thức Hóa 10 bài 9, hy vọng giúp các bạn học sinh nắm được kiến thức của bài, từ đó vận dụng tốt vào giải các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập Hóa học 10. Mời các bạn tham khảo.

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 10 bài 9

I. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học

1. Tính kim loại, tính phi kim

Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại của nguyên tố càng mạnh.

Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố càng mạnh.

2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim 

a. Trong cùng chu kỳ, theo chiều tăng dần của điiện tích hạt nhân: Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.

Giải thích: trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải) thì độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần => khả năng nhường electron giảm, khả năng nhận electron tăng

=> tính kim loại giảm, tính phi kim tăng

b. Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới) thì độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh => khả năng nhường electron tăng, khả năng nhận electron giảm.

3. Sự biến đổi độ âm điện

Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

Trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.

Trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.

II. Sự biến đổi về hóa trị của các nguyên tố

Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hiđro giảm từ 4 đến 1.

IAIIAIIIAIVAVAVIAVIIA
Oxit cao nhấtR2OROR2O3RO2R2O5RO3R2O7
Hợp chất với hidroRHRH2RH3RH4RH3RH2RH

Nhận xét: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro của các phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

III. Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng 1 chu kì

Na2OMgOAl2O3SiO2P2O5SO3Cl2O7
Oxit bazơOxit bazơOxit lưỡng tínhOxit axitOxit axitOxit axitOxit axit
NaOHMg(OH)2Al(OH)3H2SiO3H3PO4H2SO4HClO4
Bazơ mạnhBazơ yếuHidroxit lưỡng tínhAxit yếuAxit trung bìnhAxit mạnhAxit rất mạnh

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

Nhận xét: Tính axit - bazơ của các oxit và hidroxit tương ứng của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

IV. Định luật tuần hoàn

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

>> Mời các bạn tham khảo thêm lý thuyết hóa 10 bài tiếp theo tại: Hóa 10 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

B. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Xác định công thức hóa học của một oxit, biết oxit cao nhất của một nguyên tố chứa 72,73% oxi, còn trong hợp chất khí với hidro chứa 75% nguyên tố đó.

a) Công thức hóa học của oxit đó

b) Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất khi với hidro.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Gọi hợp chất với hidro có công thức là: AHx

⇒ Hợp chất với oxi có công thức là A2Ox-8

Theo đề bài ta có

(1) (2.A) /16(8-x )= 27,27/72,73.

(2) A/x = 75/ 25 = 3

⇒ A = 3x thay vào pt(1) ta có đáp án: x = 4 và ⇒ A = 12

Vậy A là cacbon ⇒ CO2 và CH4

Câu 2. Oxit cao nhất của nguyên tố M có dạng M2O7. Sản phầm khí của M với hidro chứa 2,74% hidro về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của M.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức M2O7.

→ Công thức hợp chất khí với hidro có dạng RH theo đề:

%H = 1/(M + 1) . 100% = 2,74%

Giải ra ta có: M= 35,5 (clo). Cl

→ Công thức phân tử của oxit là Cl2O7

Công thức hợp chất khí với hidro là HCl.

Câu 3. Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản (e, p, n) cấu tạo nên nó là 34. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

a. Xác định số hạt (electron, proton, notron) có trong R và viết kí hiệu nguyên tử của R.

b. Viết cấu hình electron nguyên tử của R.

c. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của R trong bảng tuần hoàn.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Gọi số hạt proton và notron của X lần lượt là P, N

Vì số P = E = Z

Tổng số hạt của X là 34 suy ra 2P + N =34 (1)

Số hạt mang điện trong X nhiều hơn số hạt không mang điện là 10

nên 2P – N= 10 (2)

Giải 2 phương trình (1) và (2) ta được P = 11 và N = 12

Vậy Z = 11 => Nguyên tố R là Natri kí hiệu Na

Cấu hình electron của nguyên tố Na

11Na: 1s22s22p63s1

R có 3 lớp e nên R ở chu kì 3

R có 1e lớp ngoài cùng nên X ở nhóm IA

C. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 9

Câu 1: Trong một chu kì, theo chiều tang dần của điện tích hạt nhân,

A. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 2: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần độ âm điện?

A. Li, Na, C, O, F

B. Na, Li, F, C, O

C. Na, Li, C, O, F

D. Li, Na, F, C, O

Câu 3: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tang dần tính kim loại?

A. Li, Be, Na, K

B. Al, Na, K, Ca

C. Mg, K, Rb, Cs

D. Mg, Na, Rb, Sr

Câu 4: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.

D. Thứ tự tang dần độ âm điện: X < Y < Z.

Câu 5: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 29, 37. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại nhóm IA.

B. Các nguyên tố này không cùng một chu kì.

C. Thứ tự tính kim loại tang dần: X < Y < Z.

D. Thứ tự tính bazơ tang dần: XOH < YOH < ZOH.

Để xem đáp án và trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa 10 bài 9 tại: Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 9

D. Giải bài tập Hóa 10 bài 9 SGK 

Để giúp các bạn học sinh vận dụng thành thạo các thao tác làm bài tập, cũng như củng cố kĩ năng giải bài tập. VnDoc biên soạn hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong Sách giáo khoa tại: Giải bài tập sách giáo khoa hóa 10 bài 9

.......................................

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu quan:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Hóa 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Hóa học 10 KNTT

    Xem thêm