Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị

Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị được VnDoc biên soạn là nội dung lý thuyết trọng tâm Bài 2 Hóa 10. Nội dung tóm tắt ý chính trong bài kèm theo bài tập mình họa ví dụ từng phần. Giúp các bạn dễ dàng nắm được kiến thức cũng như hiểu bài, vận dụng giải bài tập Hóa 10 bài 2.

Hy vọng qua Hóa học 10 bài 2 này giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài học cũng như giúp quý thầy cô trong quá trình soạn hóa 10 bài 2 của mình. Dưới đây là nội dung chương trình mới của 3 đầu SGK Mới.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung chương trình SGK MỚI

A. Tóm tắt trọng tâm lý thuyết Hóa 10 bài 2

I. Hạt nhân nguyên tử

1. Điện tích hạt nhân

Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì điện tích hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z.

Số dơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e = Z

2. Số khối

Số khối của hạt nhân (A) bằng tổng số proton (Z) và tổng số notron (N)

Công thức: A = Z + N

II. Nguyên tố hóa học

1. Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (cùng số proton, số electron)

Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 12 đều là nguyên tố Magie

2. Số hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu Z.

3. Kí hiệu nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.

Kí hiệu nguyên tử

  • X là kí hiệu nguyên tố
  • A là số khối (A = Z + N)
  • Z là số hiệu nguyên tử

III. Đồng vị

Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số notron, do đó số khối của chúng khác nhau.

Ví dụ: Nguyên tố O có 3 đồng vị là {}_8^{16}O;{}_8^{17}O;{}_8^{18}O\({}_8^{16}O;{}_8^{17}O;{}_8^{18}O\)

IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

1. Nguyên tử khối

Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử.

Công thức A = mp + mn

 Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử

2. Nguyên tử khối trung bình

Công thức:

\overline A  = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z + ....{A_n}.n}}{{100}}\(\overline A = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z + ....{A_n}.n}}{{100}}\)

  • Trong đó A1, A2, A3,… là số khối của các đồng vị.
  • x,y,z,… là thành phần % của các đồng vị.

Ví dụ 1: Oxi có 3 đồng vị là: {}_8^{16}O ({x_1} = 90\% );{}_8^{17}O ({x_2} = 6\% );{}_8^{18}O ({x_3} = 4\% )\({}_8^{16}O ({x_1} = 90\% );{}_8^{17}O ({x_2} = 6\% );{}_8^{18}O ({x_3} = 4\% )\)

Nguyên tử khối trung bình của O là:

\overline A  = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z}}{{100}} = \frac{{16.90 + 17.6 + 18.4}}{{100}} \approx 16,14\(\overline A = \frac{{{A_1}.x + {A_2}.y + {A_3}.z}}{{100}} = \frac{{16.90 + 17.6 + 18.4}}{{100}} \approx 16,14\)

Ví dụ 2: Xét 50 nguyên tử X có 27 nguyên tử X1 và 23 nguyên tử X2.

Số khối A1 = 35 + 44 = 79; A2 = 35 + 46 = 81

Ta có: \overline A  = \frac{{79.27 + 81.23}}{{50}} \approx 79,92\(\overline A = \frac{{79.27 + 81.23}}{{50}} \approx 79,92\)

B. Bài tập hóa 10 bài 2

Bài 1. Nguyên tử Al có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử Al số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: Điện tích hạt nhân của Al là 13+, tức p = 13 (1)

Theo đề bài ta có: (p + e) - n = 12 (2)

Giải (1) và (2) ta được n= 14

Số khối A = p + n = 13 + 14 = 27

Vậy số khối của Al là 27.

Bài 2. Trong tự nhiên nguyên tố Brom có 2 đồng vị, trong đó đồng vị {}_{35}^{79}Br\({}_{35}^{79}Br\)chiếm 54,5% về số lượng. Số khối của đồng vị còn lại bằng bao nhiêu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Đặt A2 là số khối của đồng vị thứ hai

Phần trăm số lượng của nó là: 100 - 54,5 = 45,5

Ta có: \overline M  = \frac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2}}}{{100}} = \frac{{54,5.79 + 45,5.{A_2}}}{{100}} = 79,91 =  > {A_2} = 81\(\overline M = \frac{{{x_1}.{A_1} + {x_2}.{A_2}}}{{100}} = \frac{{54,5.79 + 45,5.{A_2}}}{{100}} = 79,91 = > {A_2} = 81\)

Bài 3. Cho hợp chất MX3, biết: Tổng số hạt là 196 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử hối của X lớn hơn của M là 8. Tổng 3 loại hạt trong X- nhiều hơn trong ion M3+ là 16. Hãy xác định M và X thuốc đồng vị nào của 2 nguyên tố đó

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trong M có Z proton, Z electron, N notron

X có Z’ proton, Z’ electron, N’ nơtron

=> Hệ phương trình:

\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
(2Z + N) + (6Z\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} (2Z + N) + (6Z' + 3N') = 196\\ (2Z + 6Z') - (N + 3N') = 60\\ (Z' + N') - (Z - N) = 8\\ (2Z' + N' + 1) - (2Z + N - 3) = 16 \end{array} \right. = > \left\{ \begin{array}{l} Z = 13\\ Z' = 17\\ N = 14\\ N' = 18 \end{array} \right.\\ = > {A_M} = 27;{A_X} = 35\\ = > _{13}^{27}M;_{17}^{35}M \end{array}\)

Câu 4. Cacbon có 2 đồng vị {}_6^{12}C ;{}_6^{13}C\({}_6^{12}C ;{}_6^{13}C\). Oxi có 3 {}_8^{16}O;{}_8^{17}O;{}_8^{18}O\({}_8^{16}O;{}_8^{17}O;{}_8^{18}O\) . Số phân tử CO2 được tạo thành?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phân tử CO2 được tạo thành từ 1 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử oxi. Phân tử CO2 đối xứng tạo thành 1 đồng vị cacbon với 2 nguyên tử của 1 đồng vị oxi. Có 2 đông vị cacbon và 3 đồng vị oxi => Số phân tử CO2 đối xứng = 2.3 = 6

Phân tử CO2 không đối xứng tạo thành từ 1 đồng vị cacbon và 2 nguyên tử của 2 đông vị oxi khác nhau. Có 2 đồng vị cacbon và 3 cặp đồng vị oxi khác nhau => số phân tử CO2 không đối xứng = 2.3 = 6

Vậy tổng số phân tử CO2 = 12 phân tử

Bài 5. Nguyên tố Bạc có 2 đồng vị trong tự nhiên là 107Ag chiếm 51,839% số nguyên tử. Tính số khối của đồng vị còn lại biết trong AgCl bạc chiếm 75,254% về khố lượng. Cho Cl = 35,5

Đáp án hướng dẫn giải

Gọi nguyên tử khối của bình của Ag là M.

→ %mAg =M/(M + 35,5) = 75,254%

→ M = 107,9575

Gọi số khối của đồng vị còn lại là x, đồng vị này chiếm 48,161%

→ 107.51,839% + x.48,161% = 107,9575 → x = 109

Bài 6. Trong tự nhiên Clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl có nguyên tử khối trung bình là 35,5. Tính số nguyên tử của đồng vị 37Cl, trong 3,65 gam HCl (cho khối lượng mol của H = 1).

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Ta có tỉ lệ nguyên tử 35Cl:37Cl = 1,5:0,5 = 3:1

nHCl = 0,1 => nCl = 0,1

Số mol 37Cl = 0,1.1/(1+3) = 0,025

=> Số nguyên tử 37Cl = 0,025.6,02.1023

Số nguyên tử 37Cl = 0,025.6,02.1023 = 1,505.1022

C. Giải bài tập hóa 10 bài 2

Để giúp các bạn học sinh có thể nắm chắc kiến thức cũng như hoàn thành bài tập trong SGK một cách tốt nhất. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập Hóa 10 bài 2 từ bài 1 đến bài số 8 tại:

Giải bài tập trang 13, 14 SGK Hóa học lớp 10: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị

D. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 2

Ngoài các dạng bài tập câu hỏi sách giáo khoa cũng như sách bài tập, bạn đọc có thể nâng cao kĩ năng, phương pháp giải bài tập. Làm các dạng câu hỏi bài tập Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm tại:

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 2: Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị

....................

>> Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan 

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Hóa 10 Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Lý thuyết Hóa học 10 KNTT

Xem thêm