Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Hóa 10 Bài 30: Lưu huỳnh

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Giải Hóa 10 bài 30: Lưu huỳnh, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ rèn luyện cách giải bài tập Hoá học lớp 10 một cách hiệu quả hơn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

A. Giải Hóa 10 trang 132: Lưu huỳnh

Bài 1 trang 132 SGK Hóa 10

Lưu huỳnh tác dụng với aixt sunfuric đặc, nóng:

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:

A. 1 : 2.

B. 1 : 3.

C. 3 : 1.

D. 2 : 1.

Chọn đáp án đúng.

Đáp án hướng dẫn giải

D đúng.

Bài 2 trang 132 SGK Hóa 10

Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. Cl2 , O3, S.

B. S, Cl2, Br2.

C. Na, F2, S.

D. Br2, O2, Ca.

Đáp án hướng dẫn giải

B đúng.

Bài 3 trang 132 SGK Hóa 10

Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà (SB) dài ngày ở nhiệt độ phòng?

Đáp án hướng dẫn giải

Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ vì vậy khi giữ SB → Sa vài ngày ở nhiệt độ phòng thì:

Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.

Thể tích của lưu huỳnh giảm.

Bài 4 trang 132 SGK Hóa 10

Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,650g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trong ống nghiệm? Khối lượng là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải

nZn = 0,65 / 65 = 0,01 mol.

nS = 0,224 /32 = 0,007 mol.

Phương trình hóa học của phản ứng

Zn + S \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) ZnS

nZn phản ứng = 0,07 mol.

nZnS = 0,07 mol.

Khối lượng các chất sau phản ứng:

mZn dư = (0,01 – 0,007) × 65 = 0,195g.

mZnS = 0,007 × 97 = 0,679g.

Bài 5 trang 132 SGK Hóa 10

1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:

Lượng chất.

Khối lượng chất.

Đáp án hướng dẫn giải

nS = 1,28 / 32 = 0,04 mol.

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Fe + S → FeS

2Al + 3S → Al2S3

Gọi nFe = x.

Gọi nAl = y.

nS = x + 3/2y = 0,04 mol.

mhh = 56x + 27y = 1,1.

Giải hệ phương trình ta có x = 0,01 mol, y= 0,02 mol.

b) Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu:

mAl = 0,02 x 27 = 0,54g

mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.

%mAl = 0,54 / 1,1 × 100% = 49,09%

%mFe = 100% - 49,09% = 50,91%

B. Trắc nghiệm Hóa 10 bài 30

Câu 1: Nguyên tố lưu huỳnh có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. Chu kì 3, nhóm VIA.

B. Chu kì 5, nhóm VIA.

C. Chu kì 3, nhóm IVA.

D. Chu kì 5, nhóm IVA.

Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau:

S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)  SO2

S + 3F2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SF6

S + Hg → HgS

S + 6HNO3 (đặc) \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)  H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 3: Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

A. Vôi sống.

B. Cát.

C. Muối ăn.

D. Lưu huỳnh.

Câu 4: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. 4S + 6NaOH (đặc) \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O

B. S + 3F2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SF6

C. S + 6HNO3 (đặc) \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

D. S + 2Na \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Na2S

Câu 5: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 3,36

C. 4,48

D. 6,72

Ngoài các dạng bài tập câu hỏi sách giáo khoa, mời các bạn tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm chi tiết tại: Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 30: Lưu huỳnh

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải Hóa 10 Bài 30: Lưu huỳnh. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Hóa 10 - Giải bài tập Hoá 10

    Xem thêm