Công thức giải nhanh Hóa học 10
Các công thức tính nhanh hóa học lớp 10
Công thức giải nhanh Hóa học 10 được VnDoc biên soạn với 22 công thức tính nhanh Hóa học 10 giúp các bạn làm trắc nghiệm Hóa đúng và nhanh, nhất là trong các kì thi quan trọng như cuối kì, ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia. Tài liệu sẽ cung cấp cho các bạn các công thức, các mẹo nhanh khi làm trắc nghiệm môn Hóa vô cơ. Mời các bạn tham khảo.
- 10 đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020- 2021 Có đáp án
- Đề thi lớp 10 cuối kì 2 năm 2020 môn Hóa học (số 1)
- Đề thi lớp 10 cuối kì 2 năm 2020 môn Hóa học (số 2)
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 3
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 4
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 5
- Đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 - Đề số 6
CÔNG THỨC TÍNH NHANH HÓA HỌC 10
1. Tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết lượng CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
nkết tủa= nOH- – nCO2 (Đk:nktủa<nCO2)
Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nCO2 = 0,5 mol, nOH- = 0,6 mol
nkết tủa=nOH- – nCO2 = 0,6 - 0,5 = 0,1 mol => m kết tủa = 0,1. 197 = 19,7 gam
Ví dụ 2: Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch chứa 13,32 gam Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nCO2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol; nCa(OH)2 = 13,32/74 = 0,18 mol => nOH- = 0,36 mol
Xét tỉ lệ: nOH- / nCO2 = 0,36 / 0,25 = 1,44 => sau phản ứng thu được 2 muối
Sử dụng công thức tính nhanh:
nCO32−= nOH− −nCO2 = 0,36 – 0,25 = 0,11 mol
=> nCaCO3 = nCO32- = 0,11 mol => m = 11 gam
2. Tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết lượng CO2 vào dd chứa hỗn hợp NaOH và Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
nCO32- = nOH- - nCO2
So sánh với nBa2+ hoặc nCa2+ để xem chất nào phản ứng hết
(Đk:nCO3-<nCO2)
Ví dụ: Cho 0,448 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
= 0,35 - 0,2 = 0,15 mol > = 0,1 mol
n↓ = = 0,1 mol => m = 197. 0,1 = 19,7 gam
3. Tính cần hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thu được lượng kết tủa theo yêu cầu:
+) nCO2 = nktủa
+) nCO2 = nOH- – nktủa
Ví dụ 1: Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng công thức trên ta có:
+) n CO2 = nktủa = 0,1 mol => VCO2 = 2,24 lít
+) n CO2 = nOH- – nktủa = 0,6 - 0,1 = 0,5 mol => VCO2 = 11,2 lít
Ví dụ 2: Thể tích CO2 (đktc) lớn nhất cần cho vào 1,0 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M để thu được 7,88 gam kết tủa là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nOH- = 0,2 mol; nBaCO3 = 0,04 mol
Thể tích khí CO2 cần dùng lớn nhất để thu được 7,88 gam kết tủa là khi tạo kết tủa tối đa sau đó hòa tan 1 phần
=> phản ứng thu được 2 muối BaCO3 và Ba(HCO3)2
Sử dụng công thức tính nhanh: nCO2 = nOH- - nBaCO3 = 0,2 – 0,04= 0,16 mol
=> V = 0,16 x 22,4 = 3,584 ít
4. Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Al3+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
+) nOH- = 3nktủa
+) nOH- = 4n Al3+ – nktủa
Ví dụ 1: Cần bao nhiêu lít dung dịch NaOH 1M vào 1 lít dung dịch AlCl3 0,5M để thu được 31,2 gam kết tủa?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng công thức trên ta có:
+) nOH- = 3nktủa= 3.0,4=1,2 mol => VNaOH= 1,2 lít
+) nOH- = 4n Al3+ – nktủa= 4. 0,5 - 0,4 = 1,6 mol => VNaOH= 1,6 lít
Ví dụ 2: Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,07 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Mặt khác, cho 0,75V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,07 mol AlCl3, thu được 0,375m gam kết tủa. Giá trị của V là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Thí nghiệm 1:
Al3+ dư => nNaOH = 3nkết tủa (1)
Thí ngiệm 2: có sự hòa tan kết tủa vì NaOH tăng mà lượng kết tủa giảm
=> nkết tủa = 4.nAlCl3 – nOH- (2)
Từ (1),(2)
V = 3.m/78
0,375m/78 = 4. 0,07 − 0,75V
=> V = 0,16 lit
5. Tính Vdd HCl cần cho vào dd Na[Al(OH)]4 (hoặc NaAlO2) để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
+) nH+ = nktủa
+) nH+ = 4nNa[Al(OH)]4- – 3nktủa
Thí dụ: Tính Vdd HCl cần cho vào dd Na[Al(OH)]4 (hoặc NaAlO2) để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu
6. Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Zn2+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
+) nOH- = 2nktủa
+) nOH- = 4nZn2+ –2nktủa
Ví dụ: Thể tích dung dịch NaOH 1M cần cho vào 200ml dung dịch ZnCl2 2M để thu được 29,7gam kết tủa là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng công thức trên ta có: nZn2+ = 0,4 mol, n↓= 0,3 mol
+) nOH- = 2nktủa= 0,6 mol => V NaOH = 0,6 lít
+) nOH- = 4nZn2+ –2nktủa= 1 lít => VNaOH = 1 lít
7. Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng H2SO4 loãng giải phóng H2:
msunfat = mh2 + 96nH2
Ví dụ 1: Hòa tan hết 12 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được trong dung dịch Y là m gam. Tìm m?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng công thức: m = 12 + 96.0,1=21,6 gam
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng dung dịch tăng 11,1 gam. Khối lượng Al và Zn (tính theo gam) trong hỗn hợp lần lượt là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Khối lượng dung dịch tăng là mdd tăng = mkim loại - mH2
→ mH2 = 11,9 - 11,1 = 0,8 (g) → nH2 = 0,4 mol
Đặt số mol Al là a mol; số mol Zn là b mol.
Ta có: mhh = 27a + 65b = 11,9 (g) (1)
Ta có: 2nH2 = 3nAl + 2nZn = 1,5a + b = 0,4 (mol) (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có: a= 0,2 và b = 0,1
Vậy mAl = 0,2.27 = 5,4 gam và mZn = 0,1.65 = 6,5 (g)
8. Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng dd HCl giải phóng H2:
m clorua = mh2 +71nH2
Ví dụ: Hòa tan hết 10 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn, Al vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 7,84 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nH2 = 7,84 : 22,4 = 0,35 mol
Áp dụng công thức trên ta có: m = 10 + 71. 0,35 = 34,85 gam
9. Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4 loãng:
msunfat = mh2 + 80nH2SO4
Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 4,56 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO và MgO vào 400ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ), sau đó cô cạn dung dịch, thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng công thức trên ta có: msunfat = mh2 + 80nH2SO4= 4,56 + 80.0,04= 7,76 gam
10. Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng dd HCl:
m muối clorua = mh2 +27,5nHCl
Ví dụ: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp hồm Fe2O3 và MgO vào 300ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ), sau đó cô cạn dung dịch, thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng công thức trên: mmuối clorua = mh2 +27,5nHCl = 30 + 27,5.0,6 =46,5 gam
11. Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng dd HCl vừa đủ:
m clorua = mh2 +35, 5nHCl
m clorua = mh2 +35, 5nHCl
12. Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2:
mMuối= mkl +96nSO2
Ví dụ: Hòa tan hết 7,8 gam hỗn hợp 3 kim loại (Zn, Al, Mg) và H2SO4 đặc nóng thu được m gam muối khan và 4,48 lít SO2 (đktc). Giá trị m?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng công thức: m muối = 7,8 + 96.0,2= 27 gam
13. Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2, S, H2S:
mMuối = mkl + 96(nSO2 + 3nS + 4nH2S)
Ví dụ: Hòa tan hết 7,8 gam hỗn hợp 3 kim loại (Zn, Al, Mg) và H2SO4 đặc nóng thu được m gam muối khan và 4,48 lít SO2, 2,24 lít H2S, 1,6 gam S (đktc). Giá trị m?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nSO2 = 0,2 mol; nH2S = 0,5 mol; nS = 0,1 mol
Áp dụng công thức: m muối = 7,8 + 96.(0,2 + 3.0,5 + 4.0,1) = 79,8 gam
14. Tính số mol HNO3 cần dùng để hòa tan hỗn hợp các kim loại:
nHNO3 = 4nNO + 2nNO2 + 10nN2O +12nN2 +10nNH4NO3
(Lưu ý: +) Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0.
+) Giá trị nHNO3 không phụ thuộc vào số kim loại trong hỗn hợp.
+) Chú ý khi tác dụng với Fe3+ vì Fe khử Fe3+ về Fe2+ nên số mol HNO3 đã dùng để hoà tan hỗn hợp kim loại nhỏ hơn so với tính theo công thức trên. Vì thế phải nói rõ HNO3 dư bao nhiêu %.
15. Tính số mol H2SO4 đặc, nóng cần dùng để hoà tan 1 hỗn hợp kim loại dựa theo SO2 duy nhất:
nH2SO4 = 2nSO2
16. Tính khối lượng muối nitrat kim loại thu được khi cho hỗn hợp các kim loại tác dụng HNO3 (không có sự tạo thành NH4NO3):
mmuối = mkl + 62(3nNO + nNO2 + 8nN2O +10nN2)
(Lưu ý:
+) Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0.
+) Nếu có sự tạo thành NH4NO3 thì cộng thêm vào mNH4NO3 có trong dd sau phản ứng. Khi đó nên giải theo cách cho nhận electron.
+) Chú ý khi tác dụng với Fe3+, HNO3 phải dư.
Ví dụ: Hòa tan hết 22,4 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Áp dụng công thức trên: mmuối = mkl + 62.3nNO = 22,4 + 3.0,25 = 56,5 gam
17. Tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với HNO3 dư giải phóng khí NO:
mMuối = (242/80)(mh2 + 24nNO)
Thí dụ: Để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp X có khối lượng 12 gam gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hết X vào dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (đo ở đktc). Khối lượng muối thu được là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
mMuối = (242/80)(mh2 + 24nNO)
= (242/80)(12 + 24.0,1) = 43,56 gam
18. Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng, dư giải phóng khí NO2:
mMuối = (242/80)(mh2 + 8nNO2)
Lưu ý: Dạng toán này, HNO3 phải dư để muối thu được là Fe(III). Không được nói HNO3 đủ vì Fe dư sẽ khử Fe3+ về Fe2+ :
Nếu giải phóng hỗn hợp NO và NO2 thì công thức là:
mMuối= (242/80)(mh2 + 8nNO2 +24nNO)
Ví dụ: Hòa tan hết 11,36 gam hỗn hợp rắn X gồm (FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe) trong axit HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y và 0,224 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m?
Đáp án hướng dẫn giải
Áp dụng công thức: mMuối= (242/80)(mh2 + 24nNO) = (242/80).(11,36 + 24.0,01) = 35,09 gam
>>Tải liệu vẫn còn xin vui lòng ấn tải link bên dưới để tham khảo thêm tài liệu đầy đủ<<
Đây là Công thức giải nhanh Hóa học 10 có ví dụ kèm theo, giúp các bạn biết cách vận dụng phù hợp các công thức tính nhanh hóa học vào các dạng bài tập. Qua đó sẽ giúp các bạn tính toán nhanh hơn và chính xác hơn. Tài liệu cũng rất hữu ích dành cho các bạn đang ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia. Chúc các bạn học tập tốt.
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan trong chương trình hóa học 10.
- Chuỗi phản ứng hóa học lớp 10 Chương Halogen
- 195 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa 10 chương 1: Nguyên tử
- Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 1: Nguyên tử
- Tóm tắt lý thuyết Hóa học 10 - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Công thức giải nhanh Hóa học 10 tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10,... Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.