Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 29: Oxi - Ozon

Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 29: Oxi - Ozon

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 29: Oxi - Ozon được VnDoc.com đăng tải. Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 này là câu hỏi trắc nghiệm Hóa học theo từng bài trong SGK, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Hóa hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo

Câu 1: Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. Chu kì 3, nhóm VIA.

B. Chu kì 2, nhóm VIA.

C. Chu kì 3, nhóm IVA.

D. Chu kì 2, nhóm IVA.

Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố oxi là

A. Tính oxi hóa mạnh.

B. Tính khử mạnh.

C. Tính oxi hóa yếu.

D. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. Điện phân nước.

B. Nhiệt phân Cu(NO3)2.

C. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.

D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Câu 4: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là

A. Mg, Al, C, C2H5OH

B. Al, P, Cl2, CO

C. Au, C, S, CO

D. Fe, Pt, C, C2H5OH

Câu 5: Ở nhiệt độ thường

A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.

B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.

C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.

D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.

Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. KMnO4 to → K + Mn + 2O2

B. 2KClO3 to → 2KCl + 3O2

C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2

D. C2H5OH + 3O2 to → 2CO2 + 3H2O

Câu 7: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?

A. Ag và O3

B. CO và O2

C. Mg và O2

D. CO2 và O2

Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Khử trùng nước sinh hoạt.

B. Chữa sâu răng.

C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Câu 9: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?

A. Ozon trở về mặt hóa học.

B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.

C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.

D. Ozon không tác dụng được với nước.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khí oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

B. Khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.

C. Ozon là một dạng thù hình của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

D. Ozon và oxi đều được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.

Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 11,20 lít. D. 4,48 lít.

Câu 12: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là

A. Al B. Fe C. Cu D. Ca

Câu 13: Nhiệt phân hoàn toàn 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24 B. 1,12 C. 4,48 D. 8,96

Câu 14: Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152 gam. Khối lượng KCl trong 197 gam X là

A. 74,50 gam. B. 13,75 gam. C. 122,50 gam. D. 37,25 gam.

Câu 15: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3, tỉ khối hơi của X đối với H2 là 19,2. Đốt cháy hoàn toàn a mol khí CO cần 1 mol X. Giá trị của a là

A. 1,0 B. 2,0 C. 2,4 D. 2,6

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam kim loại M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,5 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 2,8 lít (đktc). Kim loại M là

A. Be B. Cu C. Ca D. Mg

Đáp án trắc nghiệm Hóa 10 Bài 29: Oxi - Ozon

1. B

2. A

3. C

4. A

5. A

6. A

7. D

8. D

9. C

10. D

11. B

12. C

13. A

14. A

15. C

16. D

Câu 11:

Bảo toàn khối lượng:n_{O_2} = (30,2-17,4)/32 = 0,4 (mol)

=> V = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)

Câu 12:

Chọn m = 32 gam => n_{O_2} = 0,25.32/32 = 0,25 (mol)

Bảo toàn electron => 32/X.n = 0,25.4 => X=32n => n=2; X=64 (Cu)

Câu 13:

n_{KMnO_4} = 31,6/158 = 0,2 (mol)

2KMnO4 to → K2MnO4 + MnO2 + O2

=> V = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)

Câu 14:

Bảo toàn khối lượng: mO2 = 3 + 197 – 152 = 48 (gam)

=> n_{O_2} = 48/32 = 1,5 (mol)

2KClO3 to → 2KCl + 3O2

=> mKCl = 197 – 1.122,5 = 74,5 (gam)

Câu 15:

MX = 19,2.2 = 38,4 =>

n_{O_2}+n_{O_3} =1; 32n_{O_2}+48n_{O_3}=38

=>n_{O_2} = 0,6 ; n_{O_3}= 0,4

CO + O → CO2 => nCO = a = 8 = 2.0,6 + 3.0,4 = 2,4 (mol)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 30: Lưu huỳnh

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 31: Bài thực hành số 4, Tính chất của oxi, lưu huỳnh

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit

Đánh giá bài viết
3 2.483
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hóa học 10

    Xem thêm