Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách xác định số proton, nơtron và electron

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cách xác định số proton, nơtron và electron được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Cách xác định số proton nơtron electron

Lời giải:

- Chuẩn bị sẵn bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học một bảng sắp xếp các nguyên tố theo cấu trúc hạt nhân của chúng. Các thông tin khác về nguyên tố được đề cập trong bảng tuần hoàn là khối lượng nguyên tử và số hiệu nguyên tử.

- Bảng tuần hoàn sắp xếp cách nguyên tố theo số hiệu nguyên tử và phân chia chúng thành ba nhóm chính: kim loại, phi kim và á kim. Ngoài ra còn có các nhóm kim loại kiềm, halogen và khí hiếm.

- Xác định vị trí nguyên tố theo số hiệu nguyên tử. Số hiệu nguyên tử thường được viết góc trên bên trái ký hiệu hóa học của nguyên tố. Số hiệu nguyên tử cung cấp thông tin về số proton cấu thành một nguyên tử của nguyên tố đó

- Xác định số electron. Một nguyên tố ở trạng thái trung hòa về điện tích sẽ có số proton và electron bằng nhau.

- Số nơ-tron được tính bằng hiệu của nguyên tử khối và số hiệu nguyên tử.

1. Xác định số proton, electron, notron và nucleon trong hạt nhân

Căn cứ vào Z sẽ xác định được nguyên tử đó là thuộc nguyên tố hóa học nào

- Lưu ý: Z = số proton (p) = số electron (e) = E

Số hạt mang điện là p và e, số hạt không mang điện là n

Số khối: A = Z + N

Tổng số hạt của nguyên tử: X = p + n + e, trong đó p = e

Nên tổng số hạt = 2.Z + N

Tổng số hạt mang điện = Z + E = 2Z

+ Đối với ion dương, lấy số hiệu nguyên tử trừ đi điện tích. Khi một ion có điện tích dương tức là nguyên tử của ion đó đã mất electron. Để tính số electron còn lại, bạn lấy số hiệu nguyên tử trừ đi điện tích của

+ Cộng số hiệu nguyên tử với điện tích trong trường hợp ion âm. Nguyên tử có thêm electron sẽ tạo thành ion âm. Để tính tổng số electron trong ion đó, bạn chỉ cần lấy số hiệu nguyên tử cộng với số điện tích dư.

2. Bài tập thực hành

Câu 1. Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định số khối X?

A. 23

B. 24

C. 27

D. 11

Đáp án: A

Ta có tổng số hạt trong nguyên tử: P + N + E = 34

Mà P = E = Z ⇒ 2Z + N = 34

Mặt khác số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện nên:

2Z = 1,8333N ⇒ 1,8333N + N = 34 ⇒ N = 12 ⇒ Z = 11

Vậy X có Z = 11 nên điện tích hạt nhân là 11+

Số khối của X: A = Z + N = 23

Câu 2: Biết nguyên tử B có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định cấu tạo của nguyên tử B.

Đáp án

% n = 33,33% ⇒ n = 33,33.2110033,33.21100 = 7 (1)

X = p + n + e mà p = e ⇒ 2p + n = 21 (2)

Thế (1) vào (2) ⇒ p = e = 21 − 7221 − 72 = 7

Vậy nguyên tử B có điện tích hạt nhân 7+, có 7e

Câu 3. Một nguyên tử nguyên tố A có tổng số proton, nơtron, electron là 52. Tìm nguyên tố A.

A. Mg

B. Cl

C. Al

D. K

Đáp án

Ta có: 2Z + N = 52

Do bài toán có hai ẩn nhưng chỉ có một dữ kiện để lập phương trình nên ta sử dụng thêm giới hạn

1 ≤ N/Z ≤ 1,222 hay 52/3,222 ≤ Z ≤ 52/3 ⇒ 16,1 ≤ Z ≤ 17,3.

Chọn Z = 17 ⇒ N = 18 ⇒ A = 35 (nguyên tố Clo)

Câu 4. Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.

Đáp án:

Tổng số hạt: p + n + e = 52 Vì p = e => 2p + n = 52 (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16: 2p - n = 16 (2)

Từ (1), (2) giải hệ phương trình: p = e = 17; n = 18

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là

A. 27

B. 26

C. 28

D. 23

Đáp án: A

p + n + e = 40 vì p = e ⇒ 2p + n = 40 (1)

Hạt mang điện: p + e = 2p

Hạt không mang điện: n.

Theo bài: 2p – n = 12 (2)

Từ 1 và 2 ⇒ p = e = 13; n = 14 ⇒ A = p + n = 27

Vậy, kim loại X là Ca, Y là Fe.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cách xác định số proton, nơtron và electron. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cự Giải
    Cự Giải

    😉😉😉😉😉

    Thích Phản hồi 18/12/22
    • Ỉn
      Ỉn

      😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 18/12/22
      • Bánh Tét
        Bánh Tét

        💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 18/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm