Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 9 Chân trời sáng tạo Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ

Địa lí 9 Chân trời sáng tạo Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ hướng dẫn trả lời các câu hỏi môn Địa lí trong SGK Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo, giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài và luyện giải Địa 9 hiệu quả.

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Câu hỏi trang 202 Địa Lí 9: Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Diện tích khoảng 23,6 nghìn km2, chiếm 7,1% cả nước (2021).

- Có vùng biển rộng lớn, gồm nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó quần đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất.

- Tiếp giáp vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tiếp giáp Cam-pu-chia qua một số cửa khẩu như Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lư,… tạo cơ hội thông thương, phát triển kinh tế năng động. Có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta.

2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Câu hỏi trang 202 Địa Lí 9: Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng.

Trả lời:

- Thế mạnh:

+ Địa hình, đất: là vùng bán bình nguyên, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan, đất feralit, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích lớn, thuận lợi cho quy hoạch vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và hệ thống giao thông vận tải. Đất phù sa dọc theo thung lũng các sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Đồng Nai, La Ngà phù hợp trồng cây lương thực, cây thực phẩm.

+ Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nền nhiệt độ cao và nóng quanh năm, ít thiên tai, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm.

+ Nước: hệ thống sông Đồng Nai có giá trị cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải. Các hồ thủy điện, thủy lợi (Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng) có giá trị lớn về cung cấp nước, du lịch, góp phần điều hòa dòng chảy. Nguồn nước ngầm trữ lượng lớn, thuận lợi sản xuất và sinh hoạt; một số khu vực có nguồn nước khoáng mang lại giá trị kinh tế cao như Bình Châu, Suối Nghệ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Suối Nho (Đồng Nai),…

+ Khoáng sản: chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng, ở thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên, là điều kiện thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Rừng: rừng nhiệt đới cận xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều vườn quốc gia như Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát,… một số khu vực có rừng ngập mặn, Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam.

+ Biển, đảo: nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo với các bãi tắm đẹp như Vũng Tàu, Đầm Trầu (Bà Rịa - Vũng Tàu) phục vụ cho du lịch, địa thế bờ biển thuận lợi hình thành các cảng nước sâu, có khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên góp phần hình thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Có ngư trường và diện tích mặt nước lớn, thuận lợi phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Hạn chế: mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt, tình trạng xâm nhập mặn ở vùng cửa sông, ven biển, hiện tượng ngập úng, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

3. Đặc điểm dân cư, đô thị hóa

Câu hỏi trang 204 Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu và thông tin trong bài, hãy trình bày đặc điểm dân cư vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Là vùng đông dân, năm 2021 số dân khoảng 18,3 triệu người, chiếm 18,6% cả nước. Mật độ dân số cao 778 người/km2 (2021), gấp hơn 2,6 lần mức trung bình cả nước; trong đó Tp Hồ Chí Minh có mật độ dân số cao nhất cả nước và vùng (4375 người/km2 2021).

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, ngày càng giảm (0,98% năm 2021), nhưng tỉ lệ gia tăng cơ học cao nhất cả nước, tỉ lệ nhập cư cao 17,9% (2021).

- Là nơi cư trú của nhiều thành phần dân tộc, gồm người Kinh, Chơ Ro, Mạ, Xtiêng, Cơ Ho, Hoa,… tạo nên sự đa dạng về văn hóa.

Câu hỏi trang 205 Địa Lí 9: Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong bài, hãy cho biết đô thị hóa vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm gì có đặc điểm gì.

Trả lời:

- Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh nhất cả nước, trình độ đô thị hóa cao, tỉ lệ dân thành thị chiếm 66,4% tổng số dân (2021). Hệ thống đô thị vùng trong những năm qua phát triển mạnh và phân bố tương đối hợp lí. Các đô thị có lịch sử lâu đời như TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,… đang từng bước hình thành sự liên kết mang tính hệ thống giữa các đô thị trong vùng.

- Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh góp phần mở rộng các đô thị hiện có và thành lập thêm các đô thị mới, phát triển đô thị vệ tinh như Thủ Dầu Một, Dĩ An, Đồng Xoài,… gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại háo. Tp Hồ Chí Minh là một trong những đô thị đang được xây dựng trở thành đô thị thông minh tại Việt Nam.

4. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế

Câu hỏi trang 205 Địa Lí 9: Dựa vào hình 19.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế thế mạnh của vùng.

Trả lời:

- Công nghiệp:

+ Ngành công nghiệp là động lực phát triển của vùng, chiếm khoảng 38% GRDP vùng, khoảng 38% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (2021).

+ Một số ngành công nghiệp thế mạnh là: khai thác dầu thô, khí tự nhiên; sản xuất ô tô; hóa chất; cơ khí,…

+ Đi đầu trong thu hút đầu tư, phát triển một số ngành gắn với công nghệ mới, công nghệ cao như: sản xuất điện tử, máy vi tính, phần mềm, sản phẩm số; chế phẩm sinh học, sản xuất thuốc, vắc xin; công nghệ vật liệu mới và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Hướng đến phát triển các ngành công nghiệp sạch gắn với bảo vệ môi trường.

+ Phân bố tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở tứ giác TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

5. Ý nghĩa của việc tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển của vùng

Câu hỏi trang 208 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích ý nghĩa của tăng cường kết nối liên vùng đối với sự phát triển vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Hướng đến các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư, huy động nguồn lực, góp phần tăng cường mối liên kết 2 chiều giữa Đông Nam Bộ và các vùng khác.

- Đông Nam Bộ là nơi tiếp nhận các sản phẩm thế mạnh về nguồn nguyên liệu của Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Cung ứng cho các vùng khác thế mạnh về hạ tầng logistics; đầu mối giao thông vận tải với hệ thống các cảng hàng không, cảng biển quốc tế; các thế mạnh về công nghệ, vốn, kinh nghiệm phát triển kinh tế,…; đào tạo lao động và cung ứng lao động chất lượng cao cho các vùng khác.

6. Vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi trang 208 Địa Lí 9: Dựa vào hình 19.4 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời:

- Là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu kinh tế của vùng và cả nước.

- Chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, số dân khoảng 9,16 triệu người (2021) nhưng đóng góp trên 20% GDP cả nước (2021) và khoảng 48% GRDP vùng Đông Nam Bộ.

- Thu nhập bình quân đầu người luôn nằm trong các tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Dẫn đầu cả nước về số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm khoảng 31% tổng số dự án và hơn 12% tổng vốn đầu tư của cả nước (2021).

- Là đầu tàu, có sức hút và sức lan tỏa lớn, hỗ trợ các địa phương khác trong phát triển kinh tế - xã hội; hướng đến trở thành thành phố thông minh, sáng tạo khi luôn tiên phong áp dụng khoa học - kĩ thuật, phát triển công nghệ cao trong sản xuất và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, gắn với kinh tế tri thức.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 209 Địa Lí 9: Hãy sơ đồ hóa các thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Luyện tập 2 trang 209 Địa Lí 9: Dựa vào hình 19.3, hãy trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Các ngành công nghiệp của vùng phân bố tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở tứ giác TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Ngành dệt, sản xuất trang phục; hóa chất; phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Thuận An, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành cơ khí phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Biên Hòa

TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành luyện kim đen phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thuận An, TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa,

+ Ngành luyện kim màu phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thuận An, TP Hồ Chí Minh

+ Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Thuận An, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phân bố ở các trung tâm công nghiệp: Thủ Dầu Một, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh.

+ Ngành đóng tàu; nhiệt điện phân bố ở các trung tâm công nghiệp: TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

+ Ngành sản xuất ô tô phân bố ở trung tâm công nghiệp TP Hồ Chí Minh.

+ Ngành hóa dầu phân bố ở trung tâm công nghiệp Vũng Tàu.

Vận dụng trang 209 Địa Lí 9: Hãy lựa chọn thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm hình ảnh và các thông tin về vùng Đông Nam Bộ. Sau đó chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Nhiệm vụ 2: Viết một bài báo cáo ngắn về sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh trong 20 năm gần đây.

Trả lời:

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm hình ảnh và các thông tin về vùng Đông Nam Bộ. Sau đó chia sẻ với các bạn cùng lớp.

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là vùng có địa hình rộng, thoáng; phần lớn diện tích là đồng bằng, nửa bình nguyên, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

Vùng Đông Nam Bộ là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Với những tiềm năng, lợi thế vượt trội, Vùng luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu của cả nước; là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là đô thị đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh "rực rỡ tên Vàng" - trung tâm lớn nhất về kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của Vùng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm