Địa lý 9 Kết nối tri thức bài 2
VnDoc xin giới thiệu bài Địa lý 9 bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả
Bài: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Mở đầu
Mở đầu trang 119 Bài 2 Địa Lí 9: Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm như thế nào? Các loại hình quần cư có những điểm gì khác biệt?
Trả lời:
- Đặc điểm phân bố dân cư: phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực đồng bằng và trung du miền núi, giữa thành thị và nông thôn; phân bố dân cư có sự thay đổi theo hướng ngày càng hợp lí hơn.
- Sự khác biệt giữa các loại hình quần cư:
+ Quần cư nông thôn: mật độ dân số thấp; cư trú thành xã, làng, xóm, bản,…; nông nghiệp là chủ yếu; chức năng hành chính, văn hóa, xã hội.
+ Quần cư thành thị: mật độ dân số cao; cư trú thành phường, thị trấn, tổ dân phố,…; công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu; đa chức năng.
1. Phân bố dân cư
Câu hỏi trang 120 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 2, hãy nhận xét đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
Trả lời:
- Phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực:
+ Giữa đồng bằng và miền núi: các khu vực đồng bằng, ven biển có dân cư đông đúc, các khu vực miền núi có dân cư thưa thớt hơn. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, 1091 người/km2 ; Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất với 111 người/km2 (2021).
+ Giữa thành thị và nông thôn: dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở nông thôn, năm 2021, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%, tỉ lệ dân thành thị là 37,1% tổng số dân. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mật độ dân số cao nhất cả nước.
- Phân bố dân cư có sự thay đổi:
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% (1990) lên 37,1% (2021). Một số đô thị có quy mô dân số đông, cơ sở hạ tầng hiện đại như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng,…
+ Các vùng có kinh tế phát triển năng động thu hút đông dân ca (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng).
2. Các loại hình quần cư
Câu hỏi trang 121 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của em, hãy trình bày sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta.
Trả lời:
- Sự khác biệt giữa các loại hình quần cư:
+ Quần cư nông thôn: mật độ dân số thấp; cư trú thành xã, làng, xóm, bản,…; nông nghiệp là chủ yếu; chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, phát triển thủ công nghiệp, dịch vụ; chức năng hành chính, văn hóa, xã hội; chức năng thay đổi theo hướng đa dạng hóa.
+ Quần cư thành thị: mật độ dân số cao; cư trú thành phường, thị trấn, tổ dân phố,…; công nghiệp, dịch vụ là hoạt động kinh tế chủ yếu; đa chức năng: trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, đổi mới sáng tạo.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 121 Địa Lí 9: Dựa vào hình 2, hãy:
- Liệt kê các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1000 người/km2 trở lên.
- Kể tên các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người.
Trả lời:
-Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1000 người/km2 trở lên: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, TP Hồ Chí Minh.
- Các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Vận dụng trang 121 Địa Lí 9: Mô tả đặc điểm quần cư tại nơi em đang sinh sống.
Trả lời:
Địa phương em sinh sống là nông thôn, với các đặc điểm của quần cư nông thôn như:
- Mật độ dân số thấp, dân cư sống phân tán.
- Các hoạt động kinh tế phát triển chủ yếu là hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi.
- Dân cư tập trung thành các thôn, làng, ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện.
>>> Bài tiếp theo: Địa lý 9 Kết nối tri thức bài 3
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải sách giáo khoa Địa lí lớp 9 bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, KHTN 9 Kết nối tri thức và Toán 9 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.