Lịch sử 9 Kết nối tri thức bài 20
Lịch sử 9 Bài 19: Châu Á từ năm 1991 đến nay hướng dẫn trả lời các câu hỏi môn Lịch sử 9 trong SGK Lịch sử và Địa lí 9. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Giải Lịch sử Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 20
Mở đầu trang 100 Bài 20 Lịch Sử 9:
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới: Đông Bắc Á là một khu vực kinh tế quan trọng của thế giới, chỉ tính riêng ba nền kinh tế chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chiếm tới 1/5 GDP và 1/4 dân số thế giới vào đầu thế kỉ XXI.
Từ các thông tin trên và quan sát hình 20.1, hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của em về sự phát triển của một số quốc gia và tổ chức đã được đề cập đến từ sau năm 1991
Trả lời:
- Trung Quốc có những công cuộc cải cách – mở cửa, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, địa vị quốc tế được nâng cao.
- Hàn Quốc thực hiện cải cách kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, duy trì mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
- Nhật Bản kinh tế phát triển đan xen với khủng hoảng, suy thoái nhưng vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
- Tổ chức ASEAN được thành lập, cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, tập trung trên hoà bình và sự ổn định của khu vực.
1. Các nước Đông Bắc Á từ năm 1991 đến nay
Câu hỏi 1 trang 101 Lịch Sử 9
Khai thác hình 20.3, em có nhận xét gì về tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2021?
Trả lời:
Từ năm 1991 đến năm 2010, Nhật Bản có sự tăng trưởng kinh tế liên tục, tuy nhiên đến năm 2021 tốc độ tăng trưởng đã có sự suy giảm .
Câu hỏi 2 trang 101 Lịch Sử 9
Hãy giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay.
Trả lời:
- Sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay:
- Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái và tăng trưởng yếu ớt.
- Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
- Là quốc gia có chất lượng cuộc sống cao với hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo và toàn diện.
- Là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ số phát triển con người ở mức rất cao, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới
Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 9
Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay.
Trả lời:
- Sự phát triển kinh tế – xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay:
- Từ năm 1991, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp mới và là một trong bốn “con rồng" châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
- Hàn Quốc đã có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao.
- Đầu thế kỉ XXI, nền kinh tế Hàn Quốc duy trì được mức tăng trưởng ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của nền kinh tế thế giới, thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng.
- Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao
Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 9
Khai thác thông tin trong mục, giới thiệu sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
Trả lời:
- Sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay:
- Từ sau năm 1991, Trung Quốc chính thức nêu ra mục tiêu xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở cửa.
- Từ 1991 – 2021, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới .
- Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn. Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh.
- Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh.
- Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lí và thiếu bền vững do ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu – nghèo vẫn cao
2. Quá trình phát triển của ASEAN năm 1991 đến nay
Câu hỏi trang 103 Lịch Sử 9
Trình bày quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.
Trả lời:
- Quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1991 đến nay.:
- Sau năm 1991, Chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị của khu vực được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện cho việc mở rộng ASEAN.
- Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
- Tháng 7/1997, Lào và Mi-an-ma cũng gia nhập ASEAN.
- Tháng 4/1999, Cam-pu-chia được kết nạp và trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
- Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.
- Năm 2007, Hiến chương ASEAN ra đời.
- Năm 2009, Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thông qua và chính thức được thành lập năm 2015.
- Năm 2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kí kết.
Câu hỏi trang 104 Lịch Sử 9:
Trình bày những nét chính về sự thành lập, mục tiêu, trụ cột chính, ý nghĩa của Cộng đồng ASEAN.
Trả lời:
- Sự thành lập: Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN xuất hiện khi các nhà lãnh đạo thông qua “Tầm nhìn ASEAN 2020”. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập
- Mục tiêu: xây dựng tổ chức trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, chia sẻ trách nhiệm xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân
- Trụ cột chính:
+ Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC): Tạo dựng môi trường hoà bình và an ninh ở khu vực, nâng hợp tác chính trị – an ninh ASEAN lên tầm cao mới
+ Cộng đồng kinh tế (AEC): Tạo ra một thị trường duy nhất, có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu
+ Cộng đồng văn hoá – xã hội (ASCC): Nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy bình đẳng, công bằng, phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung
- Ý nghĩa: là kết quả hợp tác ASEAN trong gần 50 năm, phản ánh mức độ liên kết của ASEAN ngày càng cao, chặt chẽ hơn và có vai trò quan trọng ở khu vực.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1
Lập bảng tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
Trả lời:
Lĩnh vực | Nhật Bản | Hàn Quốc | Trung Quốc |
Kinh tế | - Nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, xen lẫn giữa suy thoái và tăng trưởng yếu ớt - Nhật Bản vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới | - Trở thành một nước công nghiệp mới và là một trong bốn “con rồng" châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại - Có thay đổi đáng kể trong định hướng sản xuất với mũi nhọn là các ngành công nghệ cao. - Thuộc nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới, dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu về chất bán dẫn và ô tô với các tập đoàn nổi tiếng | - Xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách mở của - Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trở thành công xưởng mới của thế giới, trong đó sản xuất công nghệ cao là mũi nhọn. Quá trình đô thị hoá cũng diễn ra với tốc độ nhanh |
Xã hội | - Có chất lượng cuộc sống cao với hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ đảm bảo và toàn diện - Có thu nhập bình quân đầu người cao, chỉ số phát triển con người ở mức rất cao, tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới | Mức sống, tuổi thọ của người dân không ngừng được nâng cao | - Mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh - Ô nhiễm môi trường và mức độ chênh lệch giàu – nghèo vẫn cao |
Luyện tập 2
Vẽ trục thời gian (theo ý tưởng của em) thể hiện quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay
Trả lời:
Vận dụng 1
Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu một thành tựu tiêu biểu về kinh tế, xã hội của Trung Quốc hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc từ sau năm 1991.
Trả lời:
Về kinh tế, tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc (GDP) đã tăng lên 114 nghìn tỉ nhân dân tệ (2021). Bình quân tăng trưởng hàng năm là 9,5%, vượt xa mức trung bình thế giới là 2,9%. Ngoài ra, quy mô GDP vươn lên vị trí thứ hai thế giới (từ năm 2010). Về xã hội, Trung Quốc đạt được những bước tiến cơ bản trong việc giải quyết những vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo; thực hiện chính sách an sinh xã hội, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ được đẩy mạnh.
Vận dụng 2
Nêu những việc em có thể làm để góp phần xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN vững mạnh trong thời gian tới.
Trả lời:
- Có tinh thần đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau đối với con người, văn hoá của các nước trong khu vực
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ASEAN, phát huy hiệu quả vai trò trong ASEAN.
- Tăng cường kỹ năng ngoại ngữ và giao tiếp đa văn hoá.
- Tham gia các tổ chức phi chính phủ và các dự án cộng đồng.