Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 9 Chân trời sáng tạo Bài 23

Địa lí 9 Chân trời sáng tạo Bài 23: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo hướng dẫn trả lời các câu hỏi môn Địa lí trong SGK Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo, giúp các em nắm chắc kiến thức được học trong bài và luyện giải Địa 9 hiệu quả.

1. Biển, đảo Việt Nam

Câu hỏi trang 220 Địa Lí 9: Dựa vào hình 23.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày trên sơ đồ các vùng biển quốc gia của Việt Nam.

Trả lời:

- Việt Nam có vùng biển rộng, diện tích khoảng hơn 1 triệu km2. Bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu hỏi trang 220 Địa Lí 9: Dựa vào hình 23.2 và thông tin trong bài, hãy xác định các huyện đảo, thành phố đảo và các tỉnh có các huyện đảo, thành phố đảo đó ở nước ta.

Trả lời:

STT

Huyện đảo

Tỉnh, TP

STT

Huyện đảo

Tỉnh, TP

1

Vân Đồn

Quảng Ninh

7

Trường Sa

Khánh Hòa

2

Cô Tô

8

Lý Sơn

Quảng Ngãi

3

Cát Hải

Hải Phòng

9

Phú Quý

Bình Thuận

4

Bạch Long Vĩ

10

Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu

5

Cồn Cỏ

Quảng Trị

11

Kiên Hải

Kiên Giang

6

Hoàng Sa

Đà Nẵng

12

Phú Quốc

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo

Câu hỏi trang 222 Địa Lí 9: Dựa vào hình 23.3 và thông tin trong bài, hãy trình bày nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo ở nước ta.

Trả lời:

- Khai thác và nuôi trồng hải sản:

+ Tổng trữ lượng hải sản lớn, nhiều ngư trường: Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang, quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa,… vùng mặt nước ven bờ phù hợp nuôi trồng hải sản.

+ Khai thác hải sản được trang bị dụng cụ đánh bắt ngày càng hiện đại và việc truy xuất nguồn gốc đánh bắt dễ dàng. Năm 2021, khai thác được 3743,8 nghìn tấn hải sản. Nuôi trồng hải sản ở vùng ven biển được chú trọng phát triển và kĩ thuật nuôi trồng ngày càng nâng cao. Nhiều giống cá, tôm và hải sản khác có giá trị kinh tế cao được nuôi trồng với sản lượng đạt 370,2 nghìn tần (2021).

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thúc đẩy phát triển du lịch và giao thông vận tải biển. Sự phát triển cần chú ý đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật, không vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển,…

- Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển:

+ Nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng các cảng biển lớn, đặc biệt là cảng nước sâu. Vùng biển nằm trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, là cầu nối với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, tạo điều kiện nâng cao vị thế giao thông vận tải biển nước ta.

+ Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ với 1494 tàu, tổng trọng tải 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7 triệu GT (2021). Hình thành 3 cụm cơ khí lớn về đóng tàu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ để tạo bước phát triển nhanh trong ngành đóng tàu. Dịch vụ hàng hải nhằm đáp ứng nhu cầu cho phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác, tăng thu nhập cho người dân, thể hiện vị thế của Việt Nam trên thế giới,… Đầu tư hơn nữa cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, tăng cường đội tàu biển có trọng tải lớn,… để thúc đẩy việc phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển.

- Khai thác dầu khí và các tài nguyên, khoáng sản biển khác:

+ Dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích, hoạt động khai thác được duy trì tại các mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Có trữ lượng muối lớn, dọc theo bờ biển có nhiều bãi cát chứa ô-xít ti-tan có giá trị xuất khẩu như Vân Hải, Cam Ranh,… Tài nguyên nước biển cũng rất lớn với các dạng năng lượng biển như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng,…

+ Năm 2021, khai thác trong nước 9,1 triệu tấn dầu thô và 7,4 tỉ m3 khí tự nhiên. Ngành công nghiệp hóa dầu ở Dung Quất cung cấp các sản phẩm từ dầu, chất dẻo, sợi tổng hợp,… Công nghiệp chế biến khí cũng phát triển ở Cà Mau, Phú Mỹ,… phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm, khí công nghệ cao, kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Hoạt động sản xuất muối, ô-xít ti-tan được chú trọng phát triển.

+ Thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, tạo nguồn xuất khẩu có giá trị,… Trong quá trình khai thác cần bảo vệ môi trường biển và khai thác bền vững nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên tái tạo trên biển.

- Du lịch biển, đảo:

+ Tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú: Nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Nha Trang,… hệ thống các đảo có giá trị phát triển du lịch như Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,… Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, phát triển du lịch quanh năm, nhất là các tỉnh phía Nam.

+ Tăng trưởng nhanh, nhiều dịch vụ và loại hình du lịch biển, đảo được đưa vào khai thác thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Sự phát triển của ngành tạo thế mạnh trong phát triển các ngành kinh tế biển, đảo; đảm bảo an sinh xã hội và góp phần bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta.

+ Hình thành các khu kinh tế ven biển; phát triển các ngành năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển, đảo mới,…

Câu hỏi trang 225 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Trả lời:

- Đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo:

+ Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển của đất nước.

+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo góp phần khai thác hợp lí các nguồn lượi biển theo hướng bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Góp phần bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển, đảo nước ta.

- Đối với việc giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của nước ta.

+ Thể hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta trên các vùng biển quốc gia.

3. Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo

Câu hỏi trang 225 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

- Tài nguyên biển, đảo đang được khai thác hợp lí, sử dụng hiệu quả để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo. Hoạt động khai thác, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa biển cũng được chú trọng. Tuy nhiên các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; một số tài nguyên biển bị khai thác quá mức; ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác thải nhựa trở thành vấn đề cấp bách; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm thực biển còn nhiều hạn chế, bất cập.

- Trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo cần:

+ Đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng và tiến hành dữ liệu số hóa về biển, đảo.

+ Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển và giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.

+ Quản lí và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển; phục hồi và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn ven biển.

+ Tăng cường năng lực dự báo các thiên tai trên biển, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển.

Câu hỏi trang 226 Địa Lí 9: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích vấn đề giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Trả lời:

- Biển, đảo Việt Nam là bộ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cửa ngõ giao lưu quốc tế, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Đây là địa bàn chiế lược về quốc phòng an ninh, là tuyến phòng thủ của đất nước.

- Để giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông cần:

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn dân về giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta ở Biển Đông.

+ Thực hiện phát triển bền vững kinh tế biển, đảo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành kinh tế biển, đảo.

+ Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường việc nghiên cứu, thăm dò về biển.

+ Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.

+ Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật trên biển.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển trong quan hệ ngoại giao.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 226 Địa Lí 9: Hệ thống hóa sơ đồ các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.

Trả lời:

Luyện tập 2 trang 226 Địa Lí 9: Hãy trình bày tóm tắt về tình hình phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, đảo ở Việt Nam.

Trả lời:

- Khai thác và nuôi trồng hải sản: khai thác hải sản được trang bị dụng cụ đánh bắt ngày càng hiện đại và việc truy xuất nguồn gốc đánh bắt dễ dàng. Năm 2021, khai thác được 3743,8 nghìn tấn hải sản. Nuôi trồng hải sản ở vùng ven biển được chú trọng phát triển và kĩ thuật nuôi trồng ngày càng nâng cao. Nhiều giống cá, tôm và hải sản khác có giá trị kinh tế cao được nuôi trồng với sản lượng đạt 370,2 nghìn tần (2021).

- Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ với 1494 tàu, tổng trọng tải 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7 triệu GT (2021). Hình thành 3 cụm cơ khí lớn về đóng tàu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ để tạo bước phát triển nhanh trong ngành đóng tàu. Dịch vụ hàng hải nhằm đáp ứng nhu cầu cho phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

- Khai thác dầu khí và các tài nguyên, khoáng sản biển khác: Năm 2021, khai thác trong nước 9,1 triệu tấn dầu thô và 7,4 tỉ m3 khí tự nhiên. Ngành công nghiệp hóa dầu ở Dung Quất cung cấp các sản phẩm từ dầu, chất dẻo, sợi tổng hợp,… Công nghiệp chế biến khí cũng phát triển ở Cà Mau, Phú Mỹ,… phục vụ cho sản xuất điện, phân đạm, khí công nghệ cao, kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. Hoạt động sản xuất muối, ô-xít ti-tan được chú trọng phát triển.

- Du lịch biển, đảo: Tăng trưởng nhanh, nhiều dịch vụ và loại hình du lịch biển, đảo được đưa vào khai thác thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Sự phát triển của ngành tạo thế mạnh trong phát triển các ngành kinh tế biển, đảo; đảm bảo an sinh xã hội và góp phần bảo vệ môi trường biển, đảo nước ta. Hình thành các khu kinh tế ven biển; phát triển các ngành năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển, đảo mới,...

Vận dụng trang 226 Địa Lí 9: Hãy sưu tầm các thông tin về phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo ở một địa phương mà em quan tâm và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đảo ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có huyện đảo Côn Đảo và 4 huyện, thành phố ven biển, gồm: Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Long Điền, Vũng Tàu; có bờ biển dài hơn 300 km và vùng biển rộng hơn 100.000 km2. Những đặc điểm và lợi thế này đã được Bà Rịa -Vũng Tàu khai thác hiệu quả để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là kinh tế biển.

- Ngành khai thác hải sản: tỉnh có 7 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản, 334 tổ hợp tác đoàn kết đánh bắt trên biển. Sản lượng đánh bắt bình quân khoảng 300.000 tấn/năm. Diện tích tiềm năng nuôi thủy sản khoảng 16.153ha. Sản lượng nuôi thương phẩm trung bình khoảng 20.486 tấn/năm. Toàn tỉnh có 54 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thủy sản đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP, Halal..., đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..., kim ngạch hằng năm đạt khoảng 342 triệu USD.

- Về du lịch biển, trên địa bàn tỉnh có 3 khu du lịch biển nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế, đó là Vũng Tàu, Long Hải, Côn Đảo. Đặc biệt, Côn Đảo với lợi thế là một hòn đảo có hệ sinh thái còn giữ được vẻ tự nhiên, hoang sơ và có bề dày lịch sử cách mạng hào hùng, đang được tỉnh huy động các nguồn lực để phát triển thành khu du lịch quốc gia đặc sắc mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, đóng góp ngân sách lớn cho kinh tế-xã hội của tỉnh...

- Về giao thông vận tải biển: hình thành hệ thống cảng biển tổng hợp được quy hoạch là cảng loại đặc biệt cấp quốc gia. Cụ thể, tại hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải đã có 22 dự án đi vào hoạt động, với tổng chiều dài cầu bến khu vực Cái Mép - Thị Vải đạt 9.947m. Cảng Cái Mép - Thị Vải đã có 7 dự án cảng container đi vào hoạt động, công suất thiết kế đạt 6,8 triệu TEU/năm. Hiện nay, cảng Cái Mép - Thị Vải là cụm cảng duy nhất ở Việt Nam có các chuyến tàu mẹ trực tiếp đi châu Âu, châu Mỹ và có tần suất đi Mỹ cao nhất Đông Nam Á, lọt vào nhóm 50 cảng biển có sản lượng khai thác container cao nhất thế giới từ năm 2019. Ngoài hệ thống cảng bến thủy nội địa, đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 20 dự án kho bãi logistics đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 224 ha.

- Về khai thác khoáng sản biển: là tỉnh đứng đầu cả nước về lĩnh vực khai thác dầu khí, năm 2021, tính riêng dầu khí đạt 118.850 tỉ đồng, chiếm 37,54% GRDP của tỉnh; năm 2022 thu ngân sách từ dầu thô 44.500 tỉ đồng (đạt 268,1% dự toán, bằng 177,5% năm 2021). Liên tục trong nhiều năm, mỗi năm các doanh nghiệp dầu khí đã hỗ trợ 1-1,5 triệu USD cho tỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm