Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giới thiệu một số kết quả ứng phó biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng hoặc châu thổ sông Cửu Long

Vận dụng 4 trang 213 Lịch Sử và Địa Lí 9

Giới thiệu một số kết quả ứng phó biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng hoặc châu thổ sông Cửu Long là nội dung câu hỏi Vận dụng trang 213 trong SGK Lịch sử và Địa lí 9 Cánh diều. Dưới đây là nội dung câu hỏi và hướng dẫn trả lời, mời các bạn tham khảo.

Vận dụng 4 trang 213 Lịch Sử và Địa Lí 9: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu một số kết quả ứng phó biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng hoặc châu thổ sông Cửu Long.
Trả lời:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất giàu tiềm năng phát triển, là mảnh đất màu mỡ, trù phú và là trung tâm lớn sản xuất lúa gạo (chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu) cũng như nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản (chiếm gần 60%), phát triển du lịch...Vùng chiếm 20% dân số Việt Nam và đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, 70% sản lượng trái cây cả nước, trong đó, TP. Cần Thơ đóng vai trò là trung tâm chính.

Thực trạng tốc độ nước biển dâng là khoảng 3 mm/năm nhưng trước tình trạng biến đổi khí hậu thì kịch bản mới cập nhật năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay nước biển sẽ dâng khoảng 53 cm cho bờ Biển Đông và 55 cm ở bờ biển phía Tây, tới năm 2100 khu vực này sẽ ngập sâu hơn 1 m (khiến 39% diện tích bị ngập mặn).

Bên cạnh đó, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, việc ứng phó hạn, mặn đang là vấn đề cấp bách để bảo vệ sản xuất và nguồn nước sinh hoạt cho người dân, cả trong ngắn hạn và lâu dài. Hạn, mặn khốc liệt trong năm 2015- 2016 khiến nhiều tỉnh, thành phố phải công bố thiên tai. Theo ước tính, tổng thiệt hại do hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong niên vụ qua là khoảng 7.900 tỷ đồng với gần 400.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng dòng chảy vào Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm với trung bình mỗi năm khoảng 1,87 tỷ mét khối (tương đương khoảng 120 m3/giây), gây sụt giảm lượng nước trữ trong mùa khô. Ngoài ra, tổng lượng lũ giảm và thời gian lũ có thể kéo dài hơn khiến nhiều nơi sẽ không có lũ. Và con số này sẽ tiếp tục giảm thêm nếu các đập trên dòng chính sông Mekong ở Lào và Campuchia đi vào hoạt động.

Việc thay đổi chế độ dòng chảy đến đồng bằng, đặc biệt là suy giảm dòng chảy mùa cạn sẽ làm suy giảm lượng phù sa đến đồng bằng và làm gia tăng các điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai, nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Cùng với đó là hiện tượng sụt lún đất ở khu vực này cũng đã kéo theo nhiều hệ lụy cho đời sống cư dân nơi đây, sụt lún đất một phần cũng là do khai thác nước ngầm quá mức và do thiếu phù sa bù đắp. Đó là vấn đề gia tăng xâm nhập mặn là những tác động lớn đối với đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, sụt lún đồng bằng do thiếu phù sa bù đắp là nguy cơ lâu dài và nghiêm trọng nhất đối với khu vực này.

Theo số liệu của Bộ Tài nguyên - Môi trường công bố, kết quả nghiên cứu của Na Uy ở Cà Mau trong 20 năm gần đây cho thấy, bờ biển bị lùi vào sâu trong đất liền 100m đến 1,4km. Nhiều nơi bị sụt lún đến 20- 70 cm.

Tại các mốc cao độ khu vực T. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, lún khoảng 0-5cm/10 năm tại phía Nam Kiên Giang, TP.Cần Thơ và các tỉnh phía Đông sông Hậu như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và Đồng Tháp. Lún từ 5-10cm/10 năm tại Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu của Hà Lan, khu vực ven biển cũng có tốc độ lún trung bình 2- 4 cm/năm và vẫn tiếp tục gia tăng theo thời gian.

Khi bị tác động thủy văn bất thường, những hiện tượng thời tiết cực đoan của biến đổi khí hậu, cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của TP.Cần Thơ, một địa phương nằm sâu trong đất liền cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian qua. Tại nhiều đô thị ở TP.Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp... thời gian qua cũng ghi nhận được tình trạng phổ biến thường gặp mỗi khi mưa lớn kết hợp với triều cường là đường phố bị ngập sâu. Rõ ràng là biến đổi khí hậu và những tác động của thay đổi dòng chảy sông Cửu Long, đã không chỉ là vấn đề của từng địa phương riêng lẻ, là vấn đề môi trường hay sản xuất, mà chính là vấn đề phát triển bền vững của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Lịch sử Địa lí 9 Cánh diều

    Xem thêm