Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 4 năm 2025

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 4 bao gồm chi tiết các dạng câu hỏi trong chương trình học môn Địa lý lớp 4 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kiến thức, các dạng bài tập chuẩn bị cho các bài thi cuối học kì 2 lớp 4 đạt kết quả cao. Cùng tham khảo để luyện các đề thi học kì 2 lớp 4 môn Địa lý nhé.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 4 Số 1

Phần 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Nhà Nguyễn thành lập năm nào?

A. 1792
B. 1802
C. 1820
D. 1858

Câu 2: Từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua?

A. 3 đời vua.
B. 4 đời vua.
C. 5 đời vua.
D. 6 đời vua.

Câu 3: Những người đi khẩn hoang được cấp những gì trong nửa năm đầu?

A. Lương thực và vũ khí.
B. Lương thực và nông cụ.
C. Nông cụ và vũ khí.
D. Ruộng đất và nông cụ.

Câu 4: Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là gì?

A. Chia ruộng đất cho nông dân.
B. Chia thóc gạo cho nông dân.
C. Lệnh cho dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
D. Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng.

Câu 5: Quân Thanh xâm lược nước ta vào năm nào?

A. Đầu năm 1788.
B. Cuối năm 1788.
C. Đầu năm 1789.
D. Cuối năm 1789.

Câu 6: Nhà Nguyễn đặt kinh đô tại:

A. Hoa Lư.
B. Thăng Long.
C. Phú Xuân (Huế).
D. Cổ Loa.

Câu 7: Tác dụng của “Chiếu khuyến nông” là:

A. Mở cửa buôn bán với nước ngoài.
B. Nông dân rất phấn khởi khi được chia ruộng đất.
C. Sau vài năm, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm thanh bình.
D. Sau vài năm, đê điều được mở rộng trong cả nước.

Câu 8: Công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra trong thời gian nào?

A. Đầu thế kỷ XVI.
B. Cuối thế kỷ XVI.
C. Giữa thế kỷ XVI
D. Trước thế kỷ XVI.

Câu 9: Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?

A. Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán.
B. Vì chữ Nôm xuất phát từ quê hương của vua Quang Trung.
C. Vì vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc.
D. Vì chữ Nôm được vua Quang Trung tự dịch.

Câu 10: Cuối năm 1788, Quang Trung kéo quân ra Bắc để làm gì?

A. Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
B. Tiêu diệt chính quyền họ Lê, thống nhất giang sơn.
C. Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước.
D. Tiêu diệt chính quyền họ Đinh, thống nhất giang sơn.

Câu 11: Hoàn cảnh lịch sử khiến quân Thanh xâm lược nước ta:

A. Do mâu thuẫn giữa nhà Thanh và nhà Lê mới thành lập của nước ta.
B. Nhà Thanh mượn cớ giúp nhà Lê sang xâm lược nước ta.
C. Do nhà Thanh liên kết với thế lực khác muốn thôn tính nước ta.
D. Nhà Thanh muốn giúp nhà Lê.

Câu 12: Người đã ban “Chiếu khuyến nông” là:

A. Vua Quang Trung
B. Vua Lê
C. Nhà Trần
D. Ngô Quyền

Phần 2: TỰ LUẬN

Câu 1: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn.

- Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, nên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân – Huế.

Câu 2: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung:

Trả lời: Những chính sách về kinh tế của vua Quang Trung:

- Ban hành “chiếu khuyến nông” lệnh cho nhân dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang. Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.

- Cho đúc đồng tiền mới. Yêu cầu nhà Thanh mở biên giới để người dân của hai nước tự do trao đổi hàng hóa. Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.

Câu 3: Nêu nguyên nhân và kết quả của cuộc khẩn hoang?

Trả lời:

* Nguyên nhân:

- Vì Đàng Trong đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt

- Các chúa Nguyễn rất quan tâm đến việc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích đất sản xuất.

* Kết quả của cuộc khẩn hoang:

- Mở rộng diện tích đất canh tác ở những vùng hoang hóa.

- Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.

Câu 4: Vua Quang tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Vua Quang tiến quân đến Tam Điệp (Ninh Bình) vào ngày 20 tháng Chạp năm Kỷ Dậu (1789)

- Tại đây, ông đã cho quân lính ăn Tết trước rồi mới chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long.

- Việc làm đó có tác dụng làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.

Câu 5: “Chiếu khuyến nông” quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao?

Trả lời:

- Chiếu khuyến nông lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.

- Tác dụng: Với chính sách này, chỉ vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.

Câu 6: Một số chính sách thống trị của nhà Nguyễn:

Trả lời: Một số chính sách thống trị của nhà Nguyễn

- Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng. Vua trực tiếp điều hành mọi công việc từ trung ương đến địa phương

- Tổ chức quân đội gồm nhiều thứ quân (bộ binh, thủy binh, tượng binh…)

- Ban hành bộ luật Gia Long bảo vệ tuyệt đối quyền lực của nhà vua.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 4 Số 2

Nội dung ôn tập học kì 2 Lịch sử 4

1. Nhà Hậu Lê

  • Chiến thắng Chi Lăng
  • Trường học thời Hậu Lê

2. Nhà Tây Sơn:

  • Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung

3. Nhà Nguyễn:

  • Nhà Nguyễn thành lập

Câu hỏi ôn tập học kì 2 Môn Sử lớp 4

Câu 1: Chọn từ ngữ sau đây để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn cho phù hợp.

(Chính quyền họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất đất nước, Đàng trong, dựng cờ khởi nghĩa.)

Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ……………

…………chống chính quyền họ Nguyễn . Sau khi lật đổ…………………………., làm chủ toàn bộ vùng đất……………………….., Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Thăng Long, ……

………………….Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc….

……………………

Câu 2: Hãy chọn và điền các từ ngữ (Đầu hàng, xâm lược, Hậu Lê, Hoàng đế, quân Minh, Lam Sơn.) vào chỗ chấm trong các câu sau cho phù hợp.

Dựa vào địa hình hiểm trở của ải Chi Lăng, nghĩa quân………………………..đã đánh tan………………..ở Chi Lăng.

Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác , quân Minh……………………….phải….

…………….., rút quân về nước. Lê Lợi lên ngôi……………………………….mở đầu thời

………………….

Câu 3: Hãy khoanh vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng .

Mục đích của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long là:

A. Lật đổ chính quyền họ Trịnh.

B. Mở rộng căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn.

C. Thống nhất giang sơn.

D. Chiếm vàng bạc, châu báu ở Đàng Ngoài.

Câu 4: Hãy khoanh vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng .

UNESCO đã công nhận cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới vào ngày, tháng, năm nào?

A. 12 – 11 – 1993

B. 11 – 12 – 1993

C. 22 – 12 – 1993

D. 5 – 12 – 1999

Câu 5: Hoàn thành bảng sau

Thời gian

Sự kiện lịch sử

Khoảng 700 năm trước công nguyên

Nước Văn Lang ra đời.

179 trước công nguyên

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

938

Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.

1010

Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.

1789

Nhà Nguyễn thành lập.

Câu 6: Hãy khoanh vào chữ cái (A, B, C, D) đứng trước câu trả lời đúng .

Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì?

A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc.

B. Để bảo vệ trật tự xã hội.

C. Để bảo vệ quyền lợi của nhà vua.

Câu 7: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?

Câu 8: Em hãy kể lại cuộc tiến quân của quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long?

Câu 9: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?

Câu 10: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?

Câu 11: Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?

Câu 12: Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?

Câu 13: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?

Câu 14: Em hãy nêu những dẫn chứng cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất kì ai để bảo vệ ngai vàng của mình?

Câu 15: Hãy sắp xếp các vua nhà Nguyễn theo thứ tự thời gian từ năm 1802 đến 1858?

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 4 Số 3

Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (tr25)

1. Nêu tình hình đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất?

  • Triều đình lục đục, tranh giành nhau ngai vàng.
  • Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia đất nước thành 12 vùng.
  • Làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá.
  • Quân thù ngoài bờ cõi đang lăm le xâm lược.

2. Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?

- Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước (năm 968).

Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)

1. Trình bày tình hình đất nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược?

  • Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị ám hại.
  • Con thứ là Đinh Toàn (6 tuổi) lên ngôi, không lo nổi việc nước.
  • Quân Tống lợi dụng thời cơ đó sang xâm lược nước ta.
  • Lúc đó, Lê Hoàn là người tài giỏi được mời lên làm vua.

3. Trình bày ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

  • Giữ vững được nền độc lập của nước nhà.
  • Đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.

4. Dựa vào nội dung và hình 2 của bài, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?

  • Năm 981 quân Tống theo hai đường thủy và bộ ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta.
  • Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng quân thủy bị đánh lui.
  • Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt ở Chi Lăng (Lạng Sơn), buộc chúng phải rút quân.
  • Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long

1. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

Đại La là:

  • Vùng đất ở trung tâm của đất nước,
  • Đất rộng lại bằng phẳng,
  • Dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.

2. Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa?

Đại La, Đông Kinh, Đông Quan, Hà Nội.

3. Vương triều Lý bắt đầu từ năm nào?

Vương triều Lý bắt đầu từ năm 1009.

4. Nhà Lý rời đô ra Thăng Long vào năm nào? Đến nay là được bao nhiêu năm?

Nhà Lý rời đô ra Thăng Long vào năm 1010. Đến nay là được 1004 năm.

Bài 10: Chùa thời Lý

1. Vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật?

Vì đạo Phật dạy người ta phải thương yêu đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật,…Những điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt, nên sớm được người Việt tiếp nhận và tin theo.

2. Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt?

  • Nhiều nhà vua thời Lý cũng theo đạo Phật.
  • Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình,
  • Chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

3. Thời Lý, chùa được sử dụng vào việc gì?

  • Nơi tu hành của các nhà sư và cũng là nơi tổ chức lễ bái của đạo Phật.
  • Là trung tâm văn hóa của các làng xã.

5. Chùa Giạm, chùa Một Cột, chùa Keo, chùa Phật Tích ở đâu?

Chùa Giạm, chùa Phật Tích ở Bắc Ninh; chùa Một Cột ở Hà Nội; chùa Keo ở Thái Bình.

6. Mô tả 1 ngôi chùa mà em biết?

Chùa Một Cột còn gọi là chùa Diên Hựu. Chùa được dựng trên một cột đá cao giữa hồ Linh Chiểu. Trong long hồ trồng nhiều sen. Trên cột đá là hình tòa sen bằng gỗ, đỡ một ngôi chùa nhỏ.

Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077)

1. Khi biết quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?

Chủ trương: “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”.

2. Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.

3. Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?

Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào cuối năm 1076.

4. Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?

Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta.

5. Dựa vào lược đồ, em hãy tường thuật lại cuộc chiến đấu bảo vệ phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt của sông ta?

  • Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách Quỳ cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta.
  • Hai bên giao chiến ác liệt, phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ.
  • Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
  • Quân giặc chống cự không nổi, vội tìm đường tháo chạy. Trận Như Nguyệt ta đại thắng.

8. Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?

Số quân Tống bị chết đến quá nửa, số còn lại rút về nước.

Bài 12: Nhà Trần thành lập

1. Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

Đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

2. Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?

  • Nhà Trần chú ý xây dựng lực lượng quân đội.
  • Chăm lo bảo vệ đê điều.
  • Khuyến khích nông dân sản xuất.

3. Tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và dân chưa quá xa cách?

  • Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cần cầu xin hoặc oan ức.
  • Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.

Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê

1. Nhà trần có những biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong đắp đê?

Biện pháp: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão:

  • Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
  • Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê suốt từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển.
  • Khi có lũ lụt, tất cả mọi người đều phải tham gia bảo vệ đê.
  • Các vua nhà trần củng cố khi tự mình trông nom việc đắp đê.

Kết quả: Hệ thống đê đã hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ, nhờ công cuộc đắp đê, trị thủy cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.

Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

1. Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Mông Nguyên của quân dân nhà trần được thể hiện như thế nào?

  • Khi vua Trần mời các bô lão về hỏi ý kiến ở điện Diên Hồng, tất cả đều hô vang “Đánh!”.
  • Trần Hưng Đạo viết “Hịch tướng sĩ”
  • Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”.

2. Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?

Kế “vườn không nhà trống”:

  • Vua tôi nhà Trần chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long.
  • Chờ cho quân giặc mệt mỏi và đói khát, quân ta tấn công quyết liệt vào Thăng Long và giành được thắng lợi.

3. Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào?

Làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không một chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 4 môn khác

Đề thi học kì 2 lớp 4 Tải nhiều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
136
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Sử - Địa

    Xem thêm