Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 36
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 36 trang 138: Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất dân cư trên thế giới.
Trả lời:
- Trước đây, để thuận tiện cho việc di chuyển, con người thường tập trung ở ven các sông.
- Sau đó, ngành đường bộ, và đường sắt phát triển, con người phân bố sâu hơn vào các vùng nội địa, ngay cả những vùng núi, địa hình cao.
- Ở những nơi có các tuyến đường lớn thường phát triển các khu đô thị, điểm dân cư hay các nhà máy, khu công nghiệp với mục đích rút ngắn quãng đường vận chuyển, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 36 trang 139: Em hãy kể một loại phương tiện vận tải đặc trưng của vùng hoang mạc, của vùng băng giá gần Cực Bắc.
Trả lời:
- Vùng hoang mạc: lạc đà, trực thăng,…
- Vùng băng giá: chó tuyết, tuần lộc kéo, tàu phá băng,…
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 36 trang 139: Theo em, mạng lưới sông ngòi dày đặc của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải?
Trả lời:
- Mạng lưới sông dày đặc thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy nên nước ta có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường ô tô.
- Mạng lưới sông dòi dày đặc gây khó khăn cho đường sắt và đường ô tô, chi phí xây dựng cầu, phà lớn… dễ gây tắc ghẽn giao thông trong mùa lũ.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 36 trang 139: Điểu kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới có ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải như thế nào?
Trả lời:
- Ở hoang mạc không có điều kiện để phát triển ngành đường sông và đường sắt.
- Vận tải đường ô tô cũng gặp khó khăn do gặp cát bay, bão cát,…
- Vận tải trực thăng và phương tiện lạc đà thô sơ là phổ biến nhất.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 36 trang 140: Dựa vào sơ đồ trên và kiến thức đã học hãy phân tích tác động của công nghiệp tới sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của các ngành giao thông vận tải.
Trả lời:
- Tất cả các ngành kinh tế đều là khánh hàng của ngành giao thông vận tải. Khách hàng đặt ra yêu cầu về khối lượng vận tải, yêu cầu về cự li, thời gian giao nhận và yêu cầu về tốc độ vận chuyển,.. từ đó sẽ lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển.
- Các trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm đường sá, cầu cống và các phương tiện vận tải quyết định đến sự phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 36 trang 140: Em hãy liệt kê các loại phương tiện vận tải khác nhau tham gia vào giao thông vận tải thành phố.
Trả lời:
Ô tô, xe máy, xe khách, xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao,…
Bài 1 trang 141 Địa Lí 10: Tại sao người ta nói: Để phát triển kinh tế, văn hoá miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?
Trả lời:
- Ở miền núi do trở ngại của địa hình nên khó khăn cho việc phát triển kinh tế, khi giao thông vận tải phát triển sẽ tạo điều kiện lưu thông giữa miền núi với đồng bằng.
- Tài nguyên khoáng sản chủ yếu tập trung ở vùng núi, giao thông phát triển sẽ giúp cho việc khai thác khoáng sản được thuận lợi hơn.
- Giao thông phát triển thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở vùng núi. Các hoạt động giáo dục, y tế vùng núi cũng có điều điện phát triển.
Bài 2 trang 141 Địa Lí 10: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
Trả lời:
- Ở hoang mạc hay vùng núi dốc, hiểm trở thì sẽ không có vận tải đường sông.
- Các quốc gia nằm trên đảo như Nhật Bản, Anh, Đài Loan sẽ phát triển mạnh giao thông đường biển và đường hàng không.
- Các vùng cực hay ôn đới lạnh, thường ưu tiên phát triển hàng không hoặc phương tiện thô sơ như xe kéo.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho vận tải đường sông nhưng gây khó khăn cho đường ô tô và đường sắt.
Bài 3 trang 141 Địa Lí 10: Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
Trả lời:
- Khách hàng đặt ra yêu cầu về khối lượng vận tải, yêu cầu về cự li, thời gian giao nhận và yêu cầu về tốc độ vận chuyển,.. từ đó sẽ lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển. Ví dụ: muốn gửi một bưu phẩm từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh trong một ngày, người ta sẽ chọn loại hình vận tải là hàng không là phù hợp nhất.
- Các trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm đường sá, cầu cống và các phương tiện vận tải quyết định đến sự phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải. Ví dụ các tuyến đường cao tốc mới dành riêng cho xe ô tô và xe vận tải đường xa, không có xe máy và xe thô sơ di chuyển.
- Trong các đô thị lớn, đông dân cư, sẽ phát triển loại hình vận tải xe bus, xe máy, ô tô và không có mặt các loại hình vận tải contener, xe trọng tải lớn.
Bài 4 trang 141 Địa Lí 10: Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hoá của một số loại phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu sau:
Trả lời:
Đơn vị: km
Phương tiện vận tải | Cự li vận chuyển trung bình |
Đường sắt | 325 |
Đường ô tô | 53.5 |
Đường sông | 93.0 |
Đường biển | 1994.9 |
Đường hàng không | 2367.4 |
Tổng số | 233.3 |