Giáo án: Truyện 'Bài học cảm ơn, xin lỗi của Gấu con'
Giáo án truyện “Bài học cảm ơn, xin lỗi của Gấu con” được thiết kế sinh động, mạch lạc với các hoạt động hấp dẫn như kể chuyện sáng tạo, đóng vai nhân vật, thảo luận nhóm và liên hệ thực tế – giúp trẻ vừa tiếp thu bài học một cách tự nhiên, vừa rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép và biết quan tâm đến người khác.
Thông qua các hoạt động trong giáo án trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của những lời nói tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Hy vọng giáo án sẽ là tài liệu hữu ích, đồng hành cùng các cô trong việc dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ và cư xử đúng mực ngay từ những năm tháng đầu đời.
Giáo án mầm non: Truyện “Bài học cảm ơn, xin lỗi của Gấu con”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện: “Bài học cảm ơn, xin lỗi của Gấu con”, tên nhân vật trong truyện: Gấu mẹ, Gấu con, Sóc, bác Voi.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện: Gấu con không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Nhưng sau khi được bạn Sóc, bác Voi và Gấu mẹ giải thích, Gấu con đã hiểu ra và biết cách khi nào cần nói lời cảm ơn và xin lỗi.
- Kĩ năng:
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện, có kĩ năng quan sát, ghi nhớ tên nhân vật và nội dung câu chuyện.
- Trẻ nói lời cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ, quan tâm và tặng quà... nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, hoặc làm sai.
- Trả lời đúng các câu hỏi của cô.
- Thái độ:
- Trẻ tham gia hoạt động vui vẻ, hồn nhiên, thích thú khi hoạt động cùng cô giáo và các bạn.
- Giáo dục trẻ biết cảm ơn, xin lỗi đúng với hoàn cảnh.
II. CHUẨN BỊ
- Địa điểm: Lớp mẫu giáo bé C2.
- 2. Đồ dùng của cô:
- Khung cảnh minh họa truyện “Bài học cảm ơn, xin lỗi của Gấu con” trên chiếc váy của cô giáo, các con rối tay minh họa câu chuyện.
- Nhạc nền kể chuyện, nhạc “Bài hát cảm ơn”, “Body Bop Bop Dance”, “Khám phá rừng xanh”
3. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục, mũ, đồ gắn đính,…. để đóng vai các nhân vật sống trong rừng: voi, gấu, thỏ, sóc, khỉ,…..
- Cây và hoa tạo khung cảnh khu rừng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ vận động bài hát: “Body Bop Bop Dance” 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Giới thiệu truyện: (Cô giáo xuất hiện với chiếc váy có hình ảnh khu rừng). - Trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Chiếc váy trông như thế nào? Có gì đặc biệt? - Với chiếc váy đặc biệt này cô Loan sẽ mang tới cho các con một câu chuyện rất thú vị, mời các con hãy về chỗ ngồi để cùng nghe cô kể chuyện nhé! * Hoạt động 1: Cô kể chuyện (kết hợp lời hát khi Gấu mẹ dạy Gấu con cảm ơn – xin lỗi) - 2 cô giáo phối hợp kể diễn cảm câu chuyện thể hiện nét mặt cử chỉ, động tác kết hợp sử dụng các nhân vật trên khung cảnh minh họa truyện là chiếc váy. + Các con vừa được nghe câu chuyện gì? + Có những con vật nào xuất hiện trong câu chuyện? * Hoạt động 2: Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng tình huống trong truyện - “Vào ngày chủ nhật, Gấu con xin phép mẹ đi chơi” + Trước khi đi Gấu mẹ đã dặn Gấu con điều gì? “Gấu con... đi được một đoạn Gấu con va phải Sóc” + Khi va phải Sóc, Gấu con đã nói gì? + Bạn Gấu nói như thế đã đúng chưa? + Ai giúp bạn Gấu nói đúng nào? (Cho cá nhân, cả lớp nói lời xin lỗi Sóc). Giáo dục: Khi mình làm sai điều gì và khi mình mắc lỗi thì con hãy xin lỗi nhé! - “Gấu con mải chạy theo bạn bướm...không may bị rơi xuống nước”. Ai đã giúp Gấu con? + Được bác Voi giúp, Gấu con đã nói gì? + Nếu con là bạn Gấu thì con sẽ nói như thế nào cho đúng? - Cho trẻ nói lời cảm ơn bác Voi (Cá nhân, nhóm, cả lớp) Giáo dục: Các con hãy nói lời cảm ơn khi được người khác giúp nhé. * Hoạt động 3: Cô và trẻ cùng trải nghiệm nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng với các tình huống. - Cô số 1 đóng vai làm Gấu con mời các bạn vào rừng chơi, trước khi đi mỗi bạn chọn một đồ dùng mũ hoặc rối để đóng vai các con vật (voi, gấu, hươu cao cổ, sóc, thỏ…). * Tình huống 1: Sóc dẫm phải chân Thỏ (2 cô đóng) - Trẻ hát, vận động theo bài hát “Khám phá rừng xanh” đến câu hát “lùi lại”, cô tạo tình huống Sóc dẫm vào chân Thỏ. + Hỏi trẻ: Khi Sóc dẫm vào chân Thỏ, Sóc nên nói điều gì với Thỏ? - Cho trẻ nói lời xin lỗi. * Tình huống 2: Có nhiều quả chín trên cây nhưng các bạn không hái được. Khỉ hái tặng quả cho các bạn (Cô giáo đóng vai Khỉ). + Hỏi trẻ: Khi được Khỉ tặng quả, chúng mình cần nói gì với bạn Khỉ? - Cho trẻ nói lời cảm ơn. 3. Kết thúc: - Cô nhận xét kết thúc hoạt động. - Hát và vận động theo bài: “Bài hát cảm ơn” |
- Trẻ hát và vận động cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nói “Tớ xin lỗi bạn Sóc
- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nói “cháu cảm ơn bác Voi ạ”
- Trẻ tự chọn rối, mũ... và chơi cùng cô
- Trẻ thực hành nói lời “xin lỗi”
- Trẻ thực hành nói lời “cảm ơn”
- Trẻ hát và vận động |