- Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1-9-1939 đến đầu năm 1943)
+ Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
+ Trong giai đoạn này, bằng chiến thuật chớp nhoáng, phát xít Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập).
+ Ngày 22-6-1941, Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu. Ngày 7-12-1941 Nhật tấn công hạm đổi Mĩ ở Trân Châu Cảng ( đảo Ha-oai).
+ Ở Bắc Phi, tháng 9-1940, Quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.
+ Tháng 1-1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
2.
- Trong bối cảnh nhà Ngô suy tàn, các sứ quân nổi lên giành quyền ở khắp nơi.
- Ðất nước bị đẩy vào cảnh binh đao, loạn lạc. Người dân chịu nhiều khốn khổ, điêu linh. Sự phân liệt, cát cứ và tranh giành quyền bính đã đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và vận mệnh của quốc gia.
- Ðứng trước nguy cơ này, Ðinh Bộ Lĩnh đã dũng cảm và mưu lược từng bước đánh bại các sứ quân và thống nhất đất nước. Khi đã nắm trong tay toàn bộ thiên hạ, ông thành lập Nhà nước Ðại Cồ Việt và lên ngôi Hoàng đế, thành lập Nhà nước phong kiến tập quyền Ðại Cồ Việt. Ở thời điểm bấy giờ đây là mô hình thể chế tiên tiến nhất và có lẽ, cũng phù hợp nhất cho đất nước.
* Sau chiến tranh kinh tế của Mĩ phát triển nhanh chóng vì :
- Lúc đầu Mĩ không tham gia , chỉ buôn bán vũ khí cho các nước để kiếm lợi nhuận.
- Khi chiến tranh gần kết thúc, Mĩ dự đoán được phe nào thắng nên theo phe đó để được chia chiến phí.
- Có tiền chiến phí do các nước thua trận bồi thường.
- Chiến tranh diễn tra trên các nước Châu Âu nên không bị chiến tranh tàn phà, nhân có thời gian hòa bình xây dựng đất nước
Một số đặc điểm về tổ chức đời sống của Người tinh khôn:
– Người tinh khôn sống thành từng nhóm nhỏ có quan hệ huyết thống , ăn chung ở chung gọi là thị tộc
+ Họ biết trồng trọt , chăn nuôi
+ Biết làm đồ gốm , biết dệt vải
+ Biết làm đồ trang sức
+ Dụng cụ lao động ban đầu thì sử dụng đồ đá, về sau biết sử dụng kim loại
– Sống chủ yếu nhờ săn bắt, hái lượm, dệt vải, làm gốm, đan lưới đánh cá….Sống thành từng nhóm từng đôi thành thị tộc bộ lạc……v…v..
– Sống theo từng thị tộc, làm chung, ăn chung.
– Biết chăn nuôi gia súc, trồng lúa, trồng rau, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức…, bước đầu đã biết sản xuất, chinh phục tự nhiên.
– Ở nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
– Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.
– Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
– Đi lại bằng thuyền
- Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình hình thế giới đã có nhiều diễn biến thay đổi với những nét nổi bật là :
+ Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới.
+ Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời.
+ Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt.
- Từ những thay đổi của tình hình thế giới, tuy Trật tự quốc tế mới chưa hình thành, nhưng trong gần một thập kỷ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy những xu thế mới phát triển nổi bật trên thế giới là:
1. Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm
2. Xu thế hòa dịu trên quy mô thế giới, hòa bình thế giới được củng cố.
3. Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài.
4. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế.
Ở Đông Nam Á, nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,… được xây dựng. Và tiêu biểu nhất là Cam-pu-chia. Đền Ăng-co-vát là một biểu tượng của nền văn hóa Khơ Me, là công trình lớn nhất, đặc sắc nhất của toàn thể khu Ăng-co, một biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc Khmer của người Campuchia và nghệ thuật kiến trúc Hindu của nền Văn hóa Ấn Độ. Được bảo tồn tốt nhất trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo.