Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một số bài tập về Amoniac

Bài tập Hóa học 11: Amoniac

Một số bài tập về Amoniac gồm 19 bài tập bao gồm trắc nghiệm và tự luận, là tài liệu tham khảo giúp các em ôn tập và học tốt môn Hóa học lớp 11.

Tài liệu tổng hợp những dạng bài tập cơ bản và điển hình phần Amoniac, giúp các em nắm vững kiến thức đã học và chuẩn bị thật tốt cho những kì thi quan trọng. Các em xem thêm Giải bài tập Hóa học 11 để có những phương pháp giải bài tập hay. Mời các em tham khảo:

Bài 1: Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2, ở nhiệt độ (toC). Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH3

A. 1,278. B.3,125. C. 4,125. D. 6,75.

Bài 2: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là :

A. 50%. B.36%. C. 40%. D. 25%.

Bài 3: Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là :

A. 10 atm. B.8 atm. C. 9 atm. D. 8,5 atm.

Bài 4: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 32 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn A và 2,24 lít khí N2 (đktc). Chất rắn A phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:

A. 180 B. 200 C. 100 D. 150

Bài 5: Dẫn V lít khí NH3 đi qua ống sứ đựng lượng dư bột CuO (m gam) nung nóng thu được (m-4,8) gam chất rắn X và V’ lít khí Y (đktc). Giá trị của V’ là:

A. 4,48 B. 2,24 C. 1,12 D. 3,36

Bài 6: Sục khí NH3 dư vào 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 1M và CuCl2 0,5M sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?

Bài 7: Hấp thụ V lít khí NH3 (đktc) vào dung dịch Al2(SO4)3 dư thu được m gam kết tủa. Đem nung m gam kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được (m-1,08) gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 1,56 gam B. 6,24 gam C. 3,12 gam D. 0,78 gam

Bài 8: Dẫn 1,344 lít khí NH3 vào bình chứa 0,672 lít khí Cl2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 1,07 gam B. 2,14 gam C. 1,605 gam D. 3,21 gam

Bài 9: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn A và một khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M. Tính thể tích khí N2 (đktc) được tạo thành sau phản ứng:

A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,336 lít D. 0,112 lít

Bài 10: Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y sinh ra là:

A. 2,24 B. 1,12 C. 3,36 D. 1,344

Bài 11: Cho V lít (đktc) hỗn hợp N2 và H2 có tỉ lệ mol 1:4 vào bình kín và đun nóng. Sau phản ứng thu được 1,5 mol NH3. Biết hiệu suất phản ứng là H= 25%. Giá trị của V là:

A. 42 lít B. 268,8 lít C. 336 lít D. 448 lít

Bài 12: Từ 10 m3 hỗn hợp N2 và H2 lấy theo tỉ lệ 1:3 về thể tích, biết hiệu suất phản ứng tổng hợp thực tế là 95%. Có thể sản xuất được lượng amoniac là:

A. 5 m3 B. 4,25 m3 C. 4,75 m3 D. 7,5 m3

Bài 13: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ để điều chế 17 gam NH3 biết hiệu suất phản ứng là 25%, các thể tích đo ở đktc.

A. 44,8 lít B. 22,4 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít

Bài 14: Cho phản ứng: N2+ 3 H2 ↔ 2 NH3. Sau một thời gian, nồng độ các chất như sau: [N2]= 2,5 mol/l; [H2]= 1,5 mol/l; [NH3]= 2 mol/l. Nồng độ ban đầu của N2 và H2 lần lượt là:

A. 2,5M và 4,5 M

B. 3,5 M và 2,5M

C. 1,5M và 3,5M

D. 3,5M và 4,5M

Bài 15: Để điều chế 2 lít khí NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì cần bao nhiêu lít khí N2 ở cùng điều kiện?

A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít

Bài 16: Thể tích hỗn hợp N2 và H2 (đktc) cần lấy để điều chế 102 gam NH3 (H=25%) là:

A. 1075 lít B. 538 lít C. 1075,2 lít D. 537,6 lít

Bài 17: Để điều chế 2 lít khí NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì cần bao nhiêu lít khí N2 ở cùng điều kiện?

A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít

Bài 18: Đưa một hỗn hợp khí N2 và H2 có tỉ lệ 1:3 vào tháp tổng hợp, sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/10 so với ban đầu. Tính thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng:

A. 20%; 60%; 20% B. 22,22%; 66,67%; 11,11%

C. 30%; 60%; 10% D. 33,33%; 50%; 16,67%

Bài 19: Tại 4000C, P = 10 atm phản ứng N2(k) + 3H2(k) 2NH3 (k) có Kp = 1,64 ´10-4.

Tìm % thể tích NH3 ở trạng thái cân bằng, giả thiết lúc đầu N2(k) và H2(k) có tỉ lệ số mol theo đúng hệ số của phương trình.

VnDoc xin giới thiệu tới các em tài liệu Một số bài tập về Amoniac. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện đạt hiệu quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Học tốt Ngữ văn 11, Trắc nghiệm Tiếng Anh 11, Giải bài tập Vật lý 11,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm