Ôn tập học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 trang 119, 120 - Tiết 5 Cánh Diều
Tiết 5 trang 119, 120 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều
Ôn tập học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 trang 119, 120 - Tiết 5 Cánh Diều có đáp án đầy chi tiết được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài Tiếng Việt lớp 3 tập 2.
>> Bài trước: Ôn tập học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 trang 119 - Tiết 4 Cánh Diều
Câu 1 trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
Trả lời:
- Học sinh học thuộc lòng thơ, đọc trôi chay thành tiếng.
- Chú ý đọc rõ ràng, mạch lạc.
Câu 2 trang 119 - 120 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2
Nghe và nói lại thông tin sau:
a) Bài viết kể về điệu múa ở nước nào?
b) Người ta sử dụng hai cây sào tre trong điệu múa sạp như thế nào?
c) Người múa phải nhảy giữa hai cây tre sào như thế nào?
d) Theo truyền thuyết, điệu múa này bắt nguồn từ đâu?
e) Kể tên một số điệu múa ở nước ta mà em biết.
Trả lời:
Học sinh lắng nghe giáo viên kể và ghi lại các thông tin về bài Múa sạp.
Câu 3 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2
Chọn dấu câu phù hợp vào ô trống:
Đường vô xứ Nghệ
_Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ_
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn _non xanh nước biếc_ như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những chiếc cầu sắt duyên dáng, những mái trường tưới roi rói,...
Theo HOÀI THANH – THANH TỊNH
Lời giải:
Đường vô xứ Nghệ
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những chiếc cầu sắt duyên dáng, những mái trường tưới roi rói,...
Theo HOÀI THANH – THANH TỊNH
>> Bài tiếp theo: Ôn tập học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 trang 120, 121, 122 - Tiết 6 Cánh Diều
Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo đầy đủ Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều tập 2.