Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tiếng Việt lớp 3 Thả diều trang 36, 37 Cánh Diều

Tiếng Việt lớp 3 Thả diều trang 36, 37 Cánh Diều hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 Cánh Diều tập 1. Mời các em cùng theo dõi phần soạn bài Thả diều trang 36, 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 sách Cánh Diều.

1. Bài đọc Thả diều

Thả diều

(Trích)

Cánh diều no gió

Sao nó thổi vang

Sao trời trôi qua

Diều thành trăng vàng.

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân

Cánh diều no gió

Tiếng nó chơi vơi

Diều là hạt cau

Phơi trên nong trời.

Trời như cánh đồng

Xong mùa gặt hái

Diều em – lưỡi liềm

Ai quên bỏ lại.

Cánh diều no gió

Nhạc trời réo vang

Tiếng diều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

Trần Đăng Khoa

Bài đọc 2: Thả diều

Nội dung chính: Cánh diều mang dáng vẻ của những đồ vật thân thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam. Cánh diều góp phần làm cho hình ảnh làng quê thêm tươi đẹp hơn.

2. Đọc hiểu

Câu 1 trang 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian nào trong ngày. Những từ ngữ nào cho em biết điều đó?

Trả lời:

- Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian trong ngày là: ban đêm, buổi chiều, sáng sớm.

- Những từ ngữ cho em biết điều đó là: “sao trời trôi qua/ diều thành trăng vàng”, “diều là hạt cau/ phơi trên nong trời”, “tiếng diều xanh lúa/ uấn cong tre làng”

Câu 2 trang 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Tác giả bài thơ so sánh cánh diều với những gì?

Trả lời:

So sánh cánh diều với: trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm.

Câu 3 trang 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Em thích những hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích những hình ảnh so sánh là: Diều em – lưỡi liềm.

Em thích hình ảnh so sánh này vì trong mùa lúa chín, lười liềm là vật dụng giúp các bác nông dân có thể gặt lúa về, làm thành những hạt gạo thơm ngon.

Câu 4 trang 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Tìm những từ ngữ miêu tả tiếng sáo diều trong bài thơ.

Trả lời:

Những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ là: Thổi vang, trong ngần, chơi vơi, nhạc trời, réo vang.

3. Luyện tập

Câu 1 trang 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong sơ đồ sau:

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

Diều

hạt cau

Trả lời:

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

Diều

Hạt cau

Diều

Thành

Trăng vàng

Diều

Hay

Chiếc thuyền

Trời

Như

Cánh đồng

Diều

-

Lưỡi liềm

Câu 2 trang 37 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Cánh Diều

Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau:

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu

Chạm đầu lưỡi - chạm vào sức nóng.

Phạm Tiến Duật

Trả lời:

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

- Trái nhót

- Quả cà chua

- Quả ớt

như

như

như

ngọn đèn tín hiệu

cái đèn lồng nhỏ xíu

ngọn lửa đèn dầu

4. Trắc nghiệm bài Thả diều lớp 3

Chia sẻ, đánh giá bài viết
62
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

    Xem thêm