Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích chủ nghĩa yêu nước qua bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích chủ nghĩa yêu nước qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Phân tích chủ nghĩa yêu nước qua bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và có thể xây dựng được bài viết văn cho mình nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Phân tích chủ nghĩa yêu nước qua bài Tỏ lòng

Yêu nước từ ngàn xưa đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc ta, trờ thành cảm hứng sáng tác của bao tác giả. "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước. Bài thơ đã gửi gắm những tư tưởng và giá trị sâu sắc, tốt đẹp.

Bài thơ ra đời mang trong mình hào khí Đông A hào hùng anh dũng. Thời Trần là một mốc son chói lọi trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, với những kì tích vĩ đại. Chủ nghĩa yêu nước được thể hiện trước hết qua niềm tự hào khi diễn tả hào khí dân tộc với hình ảnh “Ba quân”, tạo nên một bức tranh tượng đài nghệ thuật sừng sững:

“Hoành sóc giang sơn khắp kỉ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu“

Câu thơ đã khắc họa hình ảnh người anh hùng đang trong tư thế hiên ngang, vững chãi. "Hoành sóc” là việc cầm ngang ngọn giáo. Người anh hùng với sứ mệnh trấn giữ giang sơn, giữ yên bờ cõi, ròng rã đã bao năm mà không biết mệt mỏi. Con người được đặt trong một không gian kì vĩ giữa sông núi đất trời nên bỗng hóa vĩ đại ngang tầm vụ trụ. Hình ảnh ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần xông pha sẵn sàng chiến đấu, cho tư thế hiên ngang làm chủ chiến trường. Còn "ba quân", ngày xưa, quân lính chia làm ba tiểu đội: tiền quân, trung quân và hậu quân. Nói đến “ba quân” là nói đến sức mạnh của cả quân đội nhà Trần, sức mạnh của toàn dân tộc đang sục sôi. Với thủ pháp so sánh khéo léo, câu thơ thứ 2 đã làm toát lên khí thế, “Tam quân tỳ hổ”, ví sức mạnh của tam quân giống như hổ như báo, vững mạnh và oai hùng. Từ đó, tác giả đã bày tỏ niềm tự hào về sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội. Thủ pháp phóng đại “Khí thôn ngưu” - ý nói thế quân đội mạnh mẽ lấn át cả Sao Ngưu hay là khí thế hào hùng nuốt trôi trâu cũng ca ngợi sức mạnh phi thường của quân đội.

Hai câu thơ đầu đã khắc họa vẻ đẹp người anh hùng dân tộc, hài hòa trong vẻ đẹp của thời đại, gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan giữa hiện thực và lãng mạn. Tác giả đã bộc lộ niềm tự hào về sức mạnh của nhà Trần nói riêng cũng như là của toàn dân tộc nói chung

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu“

Hai câu thơ gửi gắm lí tưởng của người anh hùng. Nhắc đến chí là nhắc đến chí làm trai, lập công là để lại công danh, sự nghiệp, để lại danh tiếng cho muôn đời, công danh được coi là món nợ phải trả của kẻ làm trai. Một danh tướng đã lập biết bao chiến công hiển hách nhưng vẫn trăn trở, canh cánh trong lòng chưa trả xong nợ công danh. Đó không phải sự thái quá hay kiêu kỳ mà là khát vọng, lí tưởng lớn lao muốn được phò vua giúp nước, là biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước, muốn được cống hiến hết mình và sẵn sàng hi sinh.

Câu thơ đã thể hiện được cái chí và cái tâm của người anh hùng. Đặc biệt khi nhắc đến Vũ Hầu và suy nghĩ “Thẹn với Vũ Hầu” – thẹn với Gia Cát Lượng - một người tài năng và nhân cách vẹn toàn, tác giả đã thể hiện thành công tư tưởng tiến bộ của mình. Mặc dù tác giả là người lập nhiều công cho đất nước nhưng vẫn thấy thẹn. Nỗi thẹn ấy giúp người đọc nhận ra được thái độ khiêm nhường, ý nguyện cháy bỏng được giết giặc, lập công đóng góp cho sự nghiệp chung của Tổ quốc.

Có thể nói với những biện pháp nghệ thuật khéo léo bài thơ đã xây dựng thành công tượng đài hình ảnh của đấng nam nhi thời đại Bình Nguyên, với khát vọng có thể phá cường địch báo hoàng ân, bảo vệ non sông được vững vàng. Nó không chỉ miêu tả vẻ đẹp người anh hùng mà còn thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhà thơ. "Tỏ lòng" vì lẽ đó đã trở thành một tác phẩm tiêu biểu, sức sống bền lâu trong lịch sử văn học dân tộc.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Phân tích chủ nghĩa yêu nước qua bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm