Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 2

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 2 được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 5, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 5.

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 2 tiếp nối Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 2

Phần 1: Đọc hiểu

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

Áo dài nam

Chiếc áo ngũ thân cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Áo có 5 cúc làm bằng kim loại, ngọc, gỗ,... chứ không phải bằng vải như sườn xám Trung Quốc. Áo có 5 thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con (nhỏ nhất, nằm trong) tượng trưng cho mình (người mặc). Tà áo không bó sát người mà rộng, càng xuống càng xòe ra. Tay áo được may rộng hoặc hẹp tùy ý thích người mặc.

Áo dài nam thường có màu sắc nhã nhặn, không có diềm cổ, diềm tay áo. Khi mặc áo dài thì các anh sẽ mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng bên trong để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong. Áo ngũ thân luôn đi kèm với khăn vấn.

Áo dài nam hiện nay chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội truyền thống Việt Nam hay các đám cưới truyền thống. Đặc biệt, tại hội nghị cấp cao APEC 2006 tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà là áo dài.

Câu 1: Đâu không phải là nguyên liệu dùng để làm cúc áo cho áo ngũ thân? (0,5 điểm)

A. Kim loại

B. Ngọc

C. Vải

D. Gỗ

Câu 2: Cổ áo ngũ thân cho nam có dáng thẳng, cao và vuông tượng trưng cho điều gì ? (0,5 điểm)

A. Sự khoan dung của người quân tử

B. Sự chính trực của người quân tử

C. Sự đôn hậu của người quân tử

D. Sự thông minh của người quân tử

Câu 3: Áo ngũ thân thường đi kèm với vật gì? (0,5 điểm)

A. Khăn vấn

B. Dày da

C. Túi xách

D. Gậy gỗ

Câu 4: Áo ngũ thân không thường mặc ở đâu? (0,5 điểm)

A. Đám cưới truyền thống

B. Lễ hội truyền thống

C. Tại các buổi lễ trang trọng

D. Phòng tập thể thao

Câu 5: Em hãy gạch chân dưới tính từ có trong câu văn sau (0,5 điểm):

“Khi mặc áo dài thì các anh sẽ mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng bên trong để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong”

Câu 6: Trạng ngữ trong câu văn sau là kiểu trạng ngữ nào (0,5 điểm):

“Bằng sự cố gắng không ngừng, em đã được điểm 10 trong bài kiểm tra vừa rồi”

A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn

B. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

C. Trạng ngữ chỉ phương tiện

D. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 7: Em hãy chuyển câu sau thành câu cảm: “Trên bàn có một bình hoa hồng nhung” (1 điểm)

Câu 8: Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ ước mơ (1 điểm)

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)

Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Câu 2: Tập làm văn (3 điểm)

Em hãy kể lại buổi lễ khai giảng mà em ấn tượng nhất.

Đáp án đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 2

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: A

Câu 4: D

Câu 5: Gạch chân dưới tính từ có trong câu văn:

“Khi mặc áo dài thì các anh sẽ mặc kèm một chiếc áo lót màu trắng bên trong để làm nền cho áo ngoài, thể hiện sự sạch sẽ ở bên trong”

Câu 6: D

Câu 7: Ví dụ: Trên bàn có một bình hoa hồng nhung đẹp quá!

Câu 8: Ví dụ: mơ ước, mộng mơ, ước mộng, mộng tưởng…

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả

Câu 2: Tập làm văn

Dàn ý hướng dẫn chi tiết:

1. Mở bài

- Giới thiệu về buổi lễ khai giảng mà em định kể (Ví dụ: Hôm qua, em đã tham dự lễ khai giảng ở trường. Đó là buổi lễ vô cùng tuyệt vời, khiến em ấn tượng mãi).

2. Thân bài

- Trước khi bắt đầu buổi lễ khai giảng:

  • Em chuẩn bị những gì ở nhà? (trang phục, cặp sách, mũ, cờ vây, bóng bay…)
  • Em có tâm trạng như thế nào? (mong chờ, hồi hộp…)

- Diễn biến buổi lễ khai giảng:

  • Sân khấu được trang trí như thế nào? (bục phát biểu, bức tượng Bác Hồ, trống trường, dòng chữ Chào mừng năm học mới trên tấm bảng…)
  • Mọi người đến dự rất đông, không khí nô nức, vui tươi…
  • Đầu tiên là thầy phụ trách lên tuyên bố khai mạc buổi lễ và giới thiệu chương trình.
  • Các bài phát biểu của thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh
  • Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn do học sinh và các thầy cô cùng thực hiện.
  • Thầy hiệu trưởng tuyên bố bắt đầu năm học mới và đánh những tiếng trống đầu tiên của năm học.

- Kết thúc buổi lễ:

  • Mọi người di chuyển về phía lớp học để nhận lớp, gặp mặt cô giáo và ghi thời khóa biểu.
  • Em cảm thấy như thế nào? (vui vẻ, hào hững đón chào năm học mới…)

3. Kết bài

- Em cảm nhận như thế nào về buổi lễ khai giảng? (thành công, nhiều ý nghĩa, các tiết mục văn nghệ rất hấp dẫn…)

- Em sẽ cố gắng học tập chăm chỉ trong năm học tới để đạt được các thành tích tốt.

Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 2 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 5, đề thi giữa kì 1 lớp 5đề thi học kì 1 lớp 5. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

Đánh giá bài viết
6 4.140
Sắp xếp theo

    Đề thi KSCL đầu năm lớp 5

    Xem thêm