Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 năm 2024 môn Tiếng Việt - Đề 3

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3 được soạn nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào lớp 5, cùng các phụ huynh và quý thầy cô tham khảo trong quá trình ôn luyện, chuẩn bị vào năm học mới.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay và để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 5.

Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3 tiếp nối Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 2 gồm phần đề kiểm tra (đầy đủ nội dung cần củng cố) và đáp án chi tiết. Trong đó có sẵn phần ô li cho học sinh làm trực tiếp phần chính tả và tập làm văn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3

Phần 1: Đọc hiểu

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở phía dưới:

Ba chú bướm

Dưới giàn hoa tường vi rực rỡ là nơi ở của rất nhiều loài bướm. Ở đó có ba chú bướm nhỏ là bướm vàng, bướm trắng và bướm hồng. Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít. Bất kể nơi nào có bướm vàng thì người ta cũng thấy có mặt hai chú bướm còn lại. Bố mẹ của cả ba rất yên tâm.

Một hôm, cả ba anh em đang nô đùa trên các khóm hoa thì trời bất ngờ đổ mưa. Thấy ở gần đó có một bông hoa Ly màu hồng thật to, ba chú bướm bay đến nhờ giúp đỡ:

– Chào cô, bọn cháu bị ướt mưa, không thể bay được nữa. Cô cho bọn cháu trú dưới cánh hoa của cô một lát nhé?

– Ôi, cô là hoa ly hồng. Cô chỉ cho bướm hồng trú thôi.

Bướm hồng nghĩ đến chuyện hai người anh em trắng và vàng của mình không có nơi trú ngụ liền từ chối ngay, bay đi nơi khác. Được một quãng ngắn, cả ba nhìn thấy một bông hoa tulip vàng rực rỡ, bèn ngỏ lời nhờ giúp đỡ:

– Chúng cháu chào bác tulip. Bác có thể cho ba anh em cháu trú một lát cho đôi cánh khô lại sẽ bay đi ngay không ạ? Hoa tulip từ chối ngay:

– Tôi màu vàng nên chỉ thích những người bạn cùng màu với mình thôi. Còn lại hai bạn bướm trắng và hồng đi nơi khác trú nhé!

Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa nhưng nó lắc đầu không chịu. Nó quyết tâm không bỏ rơi anh em. Ba chú bướm lại tiếp tục bay đi tìm nơi trú mưa. Lần này thì cả ba chú trông thấy một bông hồng trắng muốt. Cả bọn lại lên tiếng nhờ giúp đỡ, nhưng cô hồng trắng cũng không thể giúp vì cánh hoa của cô quá bé. Thế là cả ba chú bướm đành phải nép vào nhau đứng dưới trời mưa to.

Bác mặt trời nấp sau đám mây đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Cảm động trước sự gắn bó của ba chú bướm nên bác cố vén màn mây để chiếu những tia nắng ấm áp vào chỗ bọn trẻ. Chẳng mấy chốc, mưa tạnh và cánh bướm đã được hong khô.

Câu 1: Ba chú bướm chơi thân với nhau gồm có những màu gì? (0,5 điểm)

A. Màu vàng, màu đỏ, màu tím

B. Màu trắng, màu xanh, màu nâu

C. Màu trắng, màu hồng, màu vàng

D. Màu xanh, màu hồng, màu cam

Câu 2: Khi gặp trời mưa, 3 chú bướm đã không xin trú mưa ở đâu? (0,5 điểm)

A. Hoa Ly hồng

B. Hoa Tulip vàng

C. Hoa Loa kèn đỏ

D. Hoa Hồng trắng

Câu 3: Vì sao chú bướm hồng không vào trú mưa dưới hoa Ly hồng? (0,5 điểm)

A. Vì hoa Ly hồng không đồng ý cho chú bướm hồng trú mưa.

B. Vì chú Bướm hồng không muốn để 2 anh em của mình phải đi dưới mưa trong khi mình được trú mưa.

C. Vì chú bướm hồng không thích hoa Ly hồng

D. Vì chú bướm vàng không đồng ý chú bướm hồng trú mưa.

Câu 4: Ai đã vén màn mây, chiếu những tia nắng ấm áp vào 3 chú bướm? (0,5 điểm)

A. Bác mặt trời

B. Chú gà trống

C. Chị mây

D. Anh gió

Câu 5: Em hãy gạch 1 gạch dưới từ láy và gạch 2 gạch dưới từ ghép có trong câu sau (1 điểm):

“Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít”.

Câu 6: Chủ ngữ của câu “Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa nhưng nó lắc đầu không chịu” là (1 điểm):

A. Bướm trắng

B. Bướm trắng và bướm hồng

C. Bướm trắng và bướm hồng dẩy bướm vàng

D. Bướm trắng và bướm hồng đẩy bướm vàng vào bông hoa

Câu 7: Em hãy gạch chân dưới các danh từ riêng viết sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng (1 điểm):

Buổi sáng, ê-mi-li thức dậy bởi tiếng hát của cô Ma-Ri-A - một ca sĩ nghiệp dư sống bên cạnh.

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả (2 điểm)

Đi trên đường Hà Nội một sớm nay
Mùi hoa sữa cứ nồng nàn mời gọi
Những chùm hoa trắng tinh con mắt đợi
Kìa nôn nao một màu nhớ thu vàng.

Câu 2: Tập làm văn: Em hãy tả lại chiếc cặp sách của em. (3 điểm)

Đáp án đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3

Phần 1: Đọc hiểu

Câu 1: C

Câu 2: C

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: Gạch dưới các từ như sau:

“Ba chú là bạn thân của nhau, lúc nào cũng yêu thương, khăng khít”

Câu 6: B

Câu 7: Gạch chân dưới các từ như sau:

Buổi sáng, ê-mi-li thức dậy bởi tiếng hát của cô Ma-Ri-A - một ca sĩ nghiệp dư sống bên cạnh.

→ Sửa lại như sau: Ê-mi-li; Ma-ri-a.

Phần 2: Bài tập

Câu 1: Viết chính tả

Câu 2: Tập làm văn

Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài

- Giới thiệu về chiếc cặp sách em định tả (ví dụ: Vào đầu năm học mới, em được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ dùng học tập như bút, thước, sách, vở… Trong đó, em thích nhất là chiếc cặp sách)

2. Thân bài

- Tả bao quát:

  • Chiếc cặp thuộc kiểu gì (ba lô, đeo chéo, 2 quai…)
  • Xuất xứ (tên công ty sản xuất, hoặc sản xuất ở Việt Nam, Trung Quốc…)
  • Hình dáng, kích thước (hình vuông/chữ nhật, chiều cao, chiều dài, chiều rộng bao nhiêu…)
  • Được làm từ chất liệu gì? (vải dù, vải bố…)
  • Màu sắc chủ đạo là gì? Được trang trí bởi những họa tiết, hình vẽ như thế nào?

- Tả chỉ tiết và công dụng:

  • Chiếc cặp chia làm bao nhiêu ngăn? Mỗi ngăn có kích thước như thế nào? Được dùng để đựng đồ vật gì?
  • Phần quai cặp được thiết kế thế nào, có chắc không, khi đeo có bị đau vai không?
  • Miêu tả các bộ phận phụ của cặp: túi 2 bên để đựng chai nước, móc ở trên cặp để treo lên giá, móc khóa…

- Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với chiếc cặp của em (ví dụ: có một lần em làm rách cặp, tưởng là không sử dụng được nữa. Nhưng nhờ có bàn tay khéo léo của mẹ, mà viết rách ấy biến thành một hình thêu bông hoa rất xinh. Sau sự cố đó, em luôn cẩn thận và nâng niu chiếc cặp).

3. Kết bài

- Nêu tình cảm, ấn tượng mà em dành cho chiếc cặp.

- Em sẽ giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận để chiếc cặp có thể đồng hành cùng em đến trường thật lâu.

Ngoài Phiếu bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 3 trên đây, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 5, đề thi giữa kì 1 lớp 5đề thi học kì 1 lớp 5. Mời quý thầy cô, phụ huynh và học sinh tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi KSCL đầu năm lớp 5

    Xem thêm