Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng đầy đủ

Soạn bài Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!

Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

Trả lời:

- Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là sự bất toàn của con người, cuộc sống.

- Những đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng nhắm tới:

+ Cách vượt lên cảnh ngộ, nỗi đắng cay của kẻ bất đắc chí, tự thấy mình vô tích sự.

+ Những thói hư tật xấu đáng phê phán.

Câu 2 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

Trả lời:

- Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...

- Dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu:

+ Hài hước: đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ, phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.

+ Mỉa mai – châm biếm: tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô – gíc, đảo lộn trật tự thông thường.

+ Đả kích: thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, có thể là những ngôn từ mang tính “mắng chửi”, có phần suồng sã, thô mộc.

Câu 3 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Trả lời:

Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu đả kích vì thể hiện rõ ràng quan điểm của người viết và có tác dụng thức tỉnh một cách mạnh mẽ.

Câu 4 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”.

Trả lời:

Cách hiểu của em về nhận định trên là ta có thể bắt gặp rất nhiều tiếng cười trong văn chương từ truyện cười dân gian, truyện ngụ ngôn,… Nhưng không phải tiếng cười nào cũng có tính chất trào phúng, châm biếm vì có nhiều truyện mà tiếng cười được tạo ra chủ yếu với mục đích giải trí, gây cười. Tiếng cười trào phúng cũng có rất nhiều cung bậc, khi thì mỉa mai, khi thì đạt đến độ đả kích gay gắt. Tiếng cười ấy cần cho cuộc sống vì nó cho chúng ta thấy những thói hư tật xấu, những hiện tượng kệch cỡm và từ đó, gieo vào lòng người đọc ý thức trách nhiệm, sự tỉnh táo.

Câu 5 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Vận dụng tri thức từ văn bản “Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng”, em hãy cho biết: Hai bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” và
Lai Tân” sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Trả lời:

Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu mỉa mai - châm biếm, đả kích.

---------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Kết nối tri thứcVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm