Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn VNEN Công nghệ 7 bài 3: Một số cây trồng có giá trị xuất khẩu ở nước ta

Giải bài 3: Một số cây trồng có giá trị xuất khẩu ở nước ta - Sách VNEN công nghệ lớp 7 trang 17 - bao gồm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học một cách chi tiết, dễ hiểu. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

  • Ở nước ta có những sản phẩm cây trồng nào được xuất khẩu?
  • Tại sao những cây trồng có giá trị xuất khẩu ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển tại nhiều địa phương của nước ta?
  • Ở địa phương em trồng những loại cây trồng có giá trị xuất khẩu không? Nếu có hãy kể tên cây trồng đó?
Bài làm:
  • Ở nước ta có những sản phẩm cây trồng được xuất khẩu là: Cây lúa, cây cà phê, cây điều, cây hồ tiêu, cây thanh long, cây xoài, cây vải, cây chè...
  • Những cây trồng có giá trị xuất khẩu ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển tại nhiều địa phương của nước ta vì đó là những loại cây mang lại năng suất cao và đem lại thu nhập cao. So với các loại cây khác, những cây trồng có giá trị xuất khẩu đem về nguồn thu nhập cao gấp nhiều lần, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
  • Ở địa phương em trồng những loại cây trồng có giá trị xuất khẩu như: cây chè, cây vải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Lợi ích của việc trồng cây có giá trị xuất khẩu

  • Kể tên những sản phẩm cây trồng được xuất khẩu nhiều ở nước ta?
  • Phát triển những cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích gì?
Bài làm:
  • Những sản phẩm cây trồng được xuất khẩu nhiều ở nước ta là: Gạo, hạt điều, sắn, hạt tiêu, chè, cao su...
  • Phát triển những cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích:
    • Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, đất nước
    • Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, góp phần cải thiện đời sống của những người làm nghề trồng trọt.

2. Một số cây trồng có giá trị xuất khẩu ở nước ta

  • Nơi nào ở nước ta trồng và xuất khẩu được nhiều lúa gạo? Vì sao?
  • Địa phương em đã hoặc có thể trồng được loại cây nào có giá trị xuất khẩu? Kể tên một vài đặc điểm của cây trồng đó?
Bài làm:
  • Ở nước ta trồng và xuất khẩu được nhiều lúa gạo là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó xuất khẩu gạo nhiều nhất ở các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang... Sở dĩ, đây là vùng xuất khẩu gạo lớn vì:
    • Có đồng bằng phù sa màu mỡ, là đồng bằng lớn nhất ở nước ta, được bồi đắp phù sa và mở rộng hằng năm
    • Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước.
    • Có nhiều loại giống lúa tốt, đem lại năng suất và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
  • Địa phương em đã trồng được loại cây có giá trị xuất khẩu, đó là cây chè. Đặc điểm của cây chè: Cây thường sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nơi đất chua và hơi chua, đồi núi có độ dốc, nhiệt độ từ 22 - 25 độ, độ ẩm từ 80 - 85%.

Ghi vào bảng dưới đây những sản phẩm chính để xuất khẩu và vùng trồng nhiều những cây có giá trị xuất khẩu:

Tên cây trồng cho sản phẩm có giá trị xuất khẩuSản phẩm chính để xuất khẩuVùng trồng nhiều
Cây lúa
Cây cà phê
Cây chè
Cây cao su
Bài làm:
Tên cây trồng cho sản phẩm có giá trị xuất khẩuSản phẩm chính để xuất khẩuVùng trồng nhiều
Cây lúagạoĐồng bằng sông Cửu Long
Cây cà phêhạt cà phêTây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông)
Cây chèchèTrung du, miền núi Bắc Bộ và cao nguyên Nam Trung Bộ
Cây cao sumủ cao suĐông Nam Bộ và Tây Nguyên

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Đánh dấu X vào cột Đúng hoặc Không đúng cho phù hợp với câu hỏi sau:

Muốn trồng cây có giá trị xuất khẩu, cần phải làm gì?

Giải VNEN Công nghệ 7

Bài làm:

Giải VNEN Công nghệ 7

Bài tập 2: Gia đình bác Lai ở Hải Dương có một vườn vải thiều đang cho thu hoạch nhưng bác có ý định chặt cây vải đi để trồng cây thanh long, mặc dù bác chưa hiểu rõ lắm về loại cây này. Lí do là trong vụ vải thiều vừa qua, việc tiêu thụ vải rất khó khăn, giá bán quá thấp. Trong khi đó, bác Lai nghe nói thanh long ruột đỏ vừa dễ trồng, cho năng suất cao, vừa bán được giá (40.000 - 50 .000 đồng/kg) và quả thanh long đã trở thành mặt hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Em có nhận xét gì về ý định của bác Lai? Theo em, bác Lai cần phải làm gì trước khi quyết định trồng thanh long ở địa phương mình?

Bài làm:
  • Theo em, ý định của bác Lai có phần đúng và phần sai. Đúng là bác đang định hướng cho vườn của mình trồng những loại cây mang lại hiệu quả hơn, có giá trị hơn. Nhưng sai là bác đã chưa tìm hiểu kĩ về loại cây thanh long mà bác đang muốn trồng thay vườn vải thiều trong vườn nhà mình.
  • Theo em, bác Lai cần phải tìm hiểu thật kĩ về giống cây thanh long (khí hậu, nhiệt độ, nước, đất đai...) để đối chiếu với vườn nhà mình xem có đáp ứng được yêu cầu phát triển của cây thanh long hay không rồi mới quyết định trồng. Ban đầu, nếu thấy có thể đáp ứng yêu cầu trồng cây thanh long thì cũng chỉ trồng trên một diện tích nhỏ để thử nghiệm. Nếu cây thực sự phù hợp và mang lại hiệu quả thì nên trồng nhân rộng ra ở địa phương.

Bài tập 3: Nhà Hương ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Hè vừa rồi, Hương được cha mẹ cho vào thăm gia đình bác Hai ở Gia Lai. Bác Hai đưa Hương đi thăm nhiều nơi, trong đó vườn hồ tiêu đang có thu hoạch của gia đình bác. Bác Hai nói:" Trong này, mấy năm nay, người dân chuyển sang trồng hồ tiêu nhiều vì loại cây trồng này có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Nhà bác có 1000 m2 đất, hiện đang trồng được 500 trụ hồ tiêu. Mỗi trụ cho khoảng 5kg hạt/năm, bán với giá 200 000 đồng/kg. Hương nghe nói vậy thích lắm và nghĩ sau chuyến đi chơi này về sẽ vận động cha mẹ trồng hồ tiêu thay cho việc trồng sắn ở quê mình.

Em hãy cho biết: Trước khi quyết định trồng hồ tiêu, gia đình bạn Hương cần tìm hiểu những thông tin gì?

Bài làm:

Gia đình Hương cần tìm hiểu những điều kiện để sinh trưởng và triển của cây hồ tiêu.

Về nhiệt độ

  • Cây tiêu có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 10 - 35oC, nhưng thích hợp nhất cho cây hồ tiêu từ 25 - 27oC.
  • Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh trưởng của cây tiêu.
  • Khi nhiệt độ không khí > 40oC và <10oC gây ảnh hưởng xấu tới đời sống cây tiêu.
  • Nhiệt độ 6 - 10oC trong một thời gian ngắn cũng làm cho lá non bị nám, héo và lá trên cây bị rụng.

Về ánh sáng:

  • Cây tiêu thích hợp với điều kiện ánh sáng tán xạ nhẹ.
  • Giai đoạn cây hồ tiêu còn nhỏ cần phải được che mát.
  • Khi cây tiêu đã lớn, phát triển xum xuê thì chúng tự che cho nhau.

Về lượng mưa và ẩm độ:

  • Cây hồ tiêu yêu cầu lượng mưa trong năm từ 1500 - 2500mm và phân bố mưa tương đối điều hòa.
  • Hồ tiêu yêu cầu một giai đoạn khô hạn tương đối ngắn vào sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung vào đầu mùa mưa năm sau.
  • Cây hồ tiêu yêu cầu về độ ẩm không khí cao, từ 70 - 90%, nhất là thời kỳ ra hoa.

Về gió:

  • Cây tiêu thích hợp với điều kiện gió nhẹ.
  • Các loại gió nóng, gió lạnh, gió bão, gió lốc đều ảnh hưởng bất lợi cho cây tiêu.
  • Khi trồng tiêu ở những vùng thường có gió lớn thì việc trồng hệ thống đai rừng chắn gió là hết sức cần thiết.

Về đất đai:

  • Đất có tầng dầy trên 70cm.
  • Mạch nước ngầm sâu trên 2m
  • Đất dễ thoát nước, không bị úng ngập, dù chỉ úng ngập tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn là 24 giờ.
  • Đất tơi xốp, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình
  • Độ pH từ 5 - 6.

Về địa hình: Cây tiêu thích hợp với điều kiện địa hình đất có độ dốc thoai thoải từ 5 - 100 vì thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước trong vườn tiêu.

Khi những điều kiện trên thích hợp thì gia đình Hương nên tìm hiểu tiếp các bước chăm sóc để cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn VNEN Công nghệ 7 bài 3: Một số cây trồng có giá trị xuất khẩu ở nước ta. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
4 1.719
Sắp xếp theo

    Lớp 7

    Xem thêm