Trắc nghiệm hàm số bậc hai môn Toán lớp 10
Bài tập hàm số bậc hai môn Toán lớp 10
Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Trắc nghiệm hàm số bậc hai lớp 10 môn Toán do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu trắc nghiệm hàm số bậc hai này với các bài tập vận dụng được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập Đại số môn Toán lớp 10. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Tài liệu do VnDoc.com biên soạn và đăng tải, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Trắc nghiệm hàm số bậc 2
Câu 1: Parabol \((P): y=-x^{2}+6 x+1\). Khi đó (P):
A. Có trục đối xứng x = 6 và đi qua điểm A (0 ; 1)
B. Có trục đối xứng x = - 6 và đi qua điểm A (1 ; 6)
C. Có trục đổi xứng x = 3 và đi qua điểm A (2 ; 9)
D. Có trục đối xứng x = 3 và đi qua điểm A (3 ; 9)
Câu 2: Giao điểm của parabol với đường thẳng y = x - 1 là:
\(A.(1;0);(3;2)\)
\(B. (0 ;-1) ;(-2 ;-3)\)
\(C.(-1;2);(2;1)\)
\(D. (2 ; 1) ;(0 ;-1)\)
Câu 3: Khi tịnh tiến parabol \(y=2x^2\) sang trái 3 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số:
\(A.y=2(x+3)^2\)
\(B.y=2x^2+3\)
\(C.y=2(x-3)^2\)
\(D. y=2 x^{2}-3\)
Câu 4: Cho hàm số \(y=f(x)=x^{2}-4 x+2\). Khi đó:
A. Hàm số tăng trên khoảng \((-\infty ; 0)\)
B. Hànı số giảm trên khoảng \((5 ;+\infty)\)
C. Hàm số tăng trên khoảng \((-\infty ; 2)\)
D. Hàm số giảm trên khoảng \((-\infty ; 2)\)
Câu 5: Cho parabol \((P): y=a x^{2}+b x+2\) biết rằng parabol đó cắt trục hoành tại \(x_1=1\) và \(x_2=2\). Parabol đó là:
\(A.y=\frac{1}{2} x^{2}+x+2\)
\(B.y=-x^{2}+2 x+2\)
\(C.y=2 x^{2}+x+2\)
\(D.y=x^{2}-3 x+2\)
Câu 6: Cho hàm số \(y=x^{2}-2 x+3\). Trong các mệnh đề sau đây, tìm mệnh đề đúng?
A. y tăng trên khoảng \(\left((0;+\infty\right)\)
B. y giảm trên khoảng \((-\infty ; 2)\)
C. Đồ thị của y có đỉnh \(I(1 ; 0)\)
D. y tăng trên khoảng \((1 ;+\infty)\)
Câu 7: Cho hàm số \(y=f(x)=x^{2}-4 x+12\). Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?
A. Hàm số luôn luôn tăng.
B. Hàm số luôn luôn giảm.
C. Hàm số giảm trên khoảng \((-\infty;2)\) và tăng trên khoảng \((2;+\infty)\)
D. Hàm số tăng trên khoảng \((-\infty;2)\) và giảm trên khoảng \((2;+\infty)\)
Câu 8: Cho parabol \((P): y=a x^{2}+b x+2\) biết rằng parabol đó đi qua hai điểm \(A(1 ; 5)\) và \(B(-2 ; 8)\). Parabol đó là:
\(A. y=x^{2}-4 x+2\)
\(B. y=-x^{2}+2 x+2\)
\(C. y=2{{x}^{2}}+x+2\)
\(D. y=x^{2}-3 x+2\)
Câu 9: Hàm số \(y=2 x^{2}+4 x-1\). Khi đó:
A. Hàm số đồng biến trên \((- \infty ;-2 )\) và nghịch biến trên \((-2 ;+\infty)\)
B. Hàm số nghịch biến trên \((- \infty ;-2)\) và đồng biến trên \((-2 ;+\infty)\)
C. Hàm số đồng biến trên \(( -\infty ;-1)\) và nghịch biến trên \(( -1 ;+\infty )\)
D. Hàm số nghịch biến trên \((- \infty ;-1 )\) và đồng biến trên \((-1 ;+\infty)\)
Câu 10: Giá trị nào của m thì đồ thị hàm số \(y=x^{2}+3 x+m\) cắt trục hoành tại hai điểm phân biệt?
\(A.m<-\frac{9}{4} \quad \quad\)
\(В. m>-\frac{9}{4}\quad\)
\(С. m>\frac{9}{4} \quad\)
\(D. m<\frac{9}{4}\)
Đáp án Trắc nghiệm hàm số bậc 2
1 - C | 2 - A | 3 - A | 4 - D | 5 - D |
6 - D | 7 - C | 8 - C | 9 - D | 10 - D |
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu về các dạng bài tập Trắc nghiệm hàm số bậc hai lớp 10 môn Toán. Hy vọng với tài liệu này các bạn sẽ nắm chắc kiến thức về hàm số nói chung, từ đó hoàn thiện tốt bài tập được giao. Mời quý phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo thêm một số tài liệu khác: Giải bài tập Toán lớp 10, chuyên đề Toán 10, Trắc nghiệm Toán 10, .... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Một số tài liệu lớp 10 liên quan: