Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 36

VnDoc xin giới thiệu bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 36: Văn bản văn học được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn: Văn bản văn học

Câu 1. Vì sao sự phân biệt giữa văn bản văn học với văn bản phi văn học không phải lúc nào cũng dứt khoát, rõ ràng?

  1. Vì mọi tiêu chí phân biệt đều chỉ có ý nghĩa tương đối.
  2. Vì ngày xưa văn sử bất phân.
  3. Vì ngày xưa văn triết bất phân.
  4. Vì nhiều khi văn sử triết bất phân.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm riêng của văn bản văn học so với các văn bản khác?

  1. Có sự thống nhất về nội dung tư tưởng và hình thức trình bày.
  2. Ngôn ngữ có tính nghệ thuật.
  3. Văn bản có tính đa nghĩa.
  4. Chứa đựng một thế giới hình tượng sống động, hấp dẫn.

Câu 3. Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, kịch, thơ, phú,.., đều gọi là gì?

  1. Văn bản văn học
  2. Văn bản nghệ thuật
  3. Văn bản sinh hoạt
  4. Văn bản khoa học

Câu 4. Đặc điểm ngôn ngữ nào sau đây không phải của văn bản văn học?

  1. Giàu biện pháp tu từ, có tính thẩm mĩ cao.
  2. Biểu hiện tư tưởng, cảm xúc của con người.
  3. Có tính chính xác, khách quan, khoa học.
  4. Mang tính biểu tượng và đa nghĩa.

Câu 5. Việc phân biệt văn bản văn học với các loại văn bản khác là phức tạp và thường chỉ có ý nghĩa tương đối, vì sao?

  1. Vì còn tùy thuộc nhiều vào quan niệm của mỗi quốc gia.
  2. Vì còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi thời đại, thời kì lịch sử.
  3. Vì còn tùy thuộc nhiều vào quan niệm riêng của mỗi người.
  4. Vì còn tùy thuộc vào đặc trưng của từng thể loại, thể tài.

Câu 6. Ví dụ nào sau đây không thỏa mãn được các tiêu chí của văn bản văn học?

  1. Phú sông Bạch Đằng
  2. Khái quát lịch sử tiếng Việt
  3. Nguyễn Trãi
  4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Câu 7. Câu lục bát nào sau đây không phải là thơ?

  1. Hỡi cô tát nước bên đàng - Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
  2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
  3. Giống ruồi là giống hiểm nguy - Bởi vì cánh nó mang vi trùng nhiều.
  4. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Câu 8. Văn bản văn học có cấu trúc (từ ngoài vào trong) chủ yếu với các tầng bậc nào?

  1. Tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa, tầng ngôn từ
  2. Tầng hình tượng, tầng ngôn từ, tầng hàm nghĩa
  3. Tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa
  4. Tầng hàm nghĩa, tầng hình tượng, tầng ngôn từ

Câu 9. Hình tượng trong văn bản văn học được dựng lên chủ yếu nhờ những loại yếu tố, chất liệu nào?

  1. Chất liệu ngôn từ (từ ngữ âm tới ngữ nghĩa và ngữ pháp).
  2. Chất liệu hình tượng (chi tiết, cốt truyện, cấu tứ, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng,...).
  3. Chất liệu ngôn từ là chính, chất liệu hình tượng là phụ.
  4. Chất liệu ngôn từ là phụ, chất liệu hình tượng là chính.

Câu 10. Hình tượng trung tâm trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen là gì?

  1. Nhị sen
  2. Lá sen
  3. Bông sen
  4. Sen (trong đầm)

Câu 11. Vẻ đẹp của sen mà tác giả đặc biệt tô đậm là gì?

  1. Sắc màu
  2. Hương thơm
  3. Phối cảnh
  4. Sự hài hòa, thanh sạch, thuần khiết.

Câu 12. Muốn tìm tầng hàm nghĩa (ý nghĩa ẩn kín, tiềm tàng) trong văn bản văn học, ta phải căn cứ trước hết vào tầng nghĩa nào?

  1. Tầng hình tượng
  2. Tầng ngôn từ
  3. Tầng hàm nghĩa
  4. Đáp án A và B đều đúng

Câu 13. Ý nghĩa hàm ẩn của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen là gì?

  1. Ca ngợi hoa sen đẹp và thơm ngay giữa bùn lầy.
  2. Ca ngợi những người mang phẩm chất cao quý như loài sen.
  3. Ca ngợi phẩm chất cao quý chiến thắng mọi hoàn cảnh.
  4. Ca ngợi những vẻ đẹp vượt trên cả không gian, thời gian.

Câu 14. Trong văn bản:

Mẹ ơi lau nước mắt,

Làng ta giặc chạy rồi.

Từ "mẹ" là biểu tượng về người mẹ:

  1. Của nhà thơ nói riêng.
  2. Của một người cụ thể.
  3. Của toàn thế giới.
  4. Việt Nam nói chung

Câu 15. Từ "nước mắt" ở câu 12 có nghĩa là gì?

  1. Không chỉ nói về nước mắt mà còn là biểu tượng của đắng cay, tủi nhục.
  2. Không chỉ nói về nước mắt mà còn là biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc.
  3. Là nỗi vui mừng của nhân dân ta vì đất nước độc lập.
  4. Là sự đắng cay, tủi nhục của nhân dân ta trong thời kì bị xâm lược

Đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn: Văn bản văn học

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

A

A

C

C

B

C

C

D

Câu

10

11

12

13

14

15

Đáp án

D

D

D

A

D

A

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 36: Văn bản văn học gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm và nội dung của Văn bản văn học..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 bài 36: Văn bản văn học cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 10, Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn Văn 10, Văn mẫu lớp 10, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 10, soạn bài lớp 10.

Đánh giá bài viết
1 13
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 10

    Xem thêm