Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ quan điểm “Không thành công cũng thành nhân”
Chia sẻ quan điểm "Không thành công cũng thành nhân"
Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ quan điểm “Không thành công cũng thành nhân” là nội dung câu hỏi Vận dụng trang 29 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. Dưới đây là gợi ý trả lời, mời các bạn tham khảo.
Vận dụng trang 29 Lịch Sử 9: “Không thành công cũng thành nhân” là câu nói nổi tiếng phản ánh tư tưởng của Nguyễn Thái Học. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hiện nay, câu nói này có còn giá trị không? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) chia sẻ quan điểm đó của em.
Trả lời:
Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ quan điểm “Không thành công cũng thành nhân” mẫu 1
Hiện nay, câu nói này vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa sâu sắc. Trong cuộc sống hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều thử thách và thất bại. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta không nên từ bỏ lý tưởng và phẩm chất tốt đẹp của mình. Dù không phải lúc nào cũng đạt được thành công, việc giữ vững lòng kiên nhẫn, trung thực và dũng cảm sẽ giúp chúng ta trở thành những người có ích, được tôn trọng và kính phục. Hơn nữa, xã hội hiện nay rất cần những người sống và làm việc có trách nhiệm, đạo đức và tinh thần cống hiến. Do đó, câu nói của Nguyễn Thái Học không chỉ là lời động viên mà còn là một nguyên tắc sống bền vững, khuyến khích chúng ta không ngừng nỗ lực và hoàn thiện bản thân.
Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ quan điểm “Không thành công cũng thành nhân” mẫu 2
- “Không thành công cũng thành nhân” là câu nói nổi tiếng phản ánh tư tưởng của Nguyễn Thái Học. Câu nói này được hiểu là: tinh thần luôn nỗ lực, cống hiến hết mình để hoàn thành nhiệm vụ/ sứ mạng (cho dủ kết quả cuối cùng chưa đạt được đúng như sự kì vọng).
- Hiện nay, câu nói này vẫn còn nguyên giá trị.
- Đoạn văn tham khảo về tinh thần cống hiến
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay"
Câu hát đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm về sự cống hiến của thế hệ trẻ ngày nay. Vậy sự cống hiến là gì và vai trò của nó là gì?
Cống hiến là sự hy sinh bản thân, là dốc lòng đóng góp công sức vào việc chung của tập thể, cộng đồng. Đối với thời đại hiện nay, sự cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là của thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng. Ta có thể thấy được sự cống hiến của thế hệ trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trong thời chiến, họ là những thanh niên xung phong xả thân mình vì độc lập tự do của Tổ quốc. Trở lại thời bình, thế hệ trẻ lại miệt mài học tập, rèn luyện đem lại những tấm huy chương sáng giá, không ngừng khám phá, tìm tòi sáng tạo những cái mới góp phần xây dựng đất nước. Tất cả những sự cống hiến ấy thật cao đẹp và có ý nghĩa thật sâu sắc. Việc làm ấy không chỉ giúp thế hệ trẻ có những hiểu biết sâu rộng, làm nền tảng để bước vào tương lai, thể hiện một phong cách sống cao đẹp mà còn giúp đất nước ngày càng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách bình đẳng, khẳng định vị thế trước toàn thế giới.
Chính vì những lợi ích to lớn như vậy mà thế hệ trẻ phải biết cách gìn giữ và phát huy hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để giúp đất nước ngày càng phát triển. Song, bên cạnh việc thế hệ trẻ biết cống hiến cho đất nước thì một số bạn trẻ khác lại chỉ biết mưu cầu lợi ích riêng, không biết cống hiến, hay lười nhác, ỷ lại ta phải lên án những hành động ích kỷ đó và bài trừ nó để xã hội được phát triển tốt hơn.
Việc cống hiến của thế hệ trẻ đối với đất nước là vô cùng quan trọng và là một hành động cao đẹp. Là học sinh, là thế hệ trẻ của đất nước, tôi cũng như các bạn hãy học tập, rèn luyện bản thân để góp một phần nhỏ bé của mình cống hiến cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.