Viết một đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả
- Dàn ý đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học em đã học
- Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 1
- Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 2
- Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 3
- Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 4
Văn mẫu lớp 6: Viết một đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học là câu hỏi trong phần Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 78 Cánh Diều. Để giúp các em triển khai đề văn này, VnDoc gửi tới các bạn dàn ý và một số đoạn văn mẫu cho các em tham khảo. Sau đây mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau:
Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bông tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình.
(Nguyên Đăng Mạnh)
Dàn ý đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học em đã học
1. Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học đã học.
2. Thân đoạn:
- Nêu điểm em ấn tượng về tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm đó.
- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
3. Kết đoạn: Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm đã học.
Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 1
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là niềm thương của người con khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Điều đó đã khiến người con “rưng rung”, “nghẹn ngào”. “Trời đang yên vậy bỗng òa cơn mưa”. “Cơn mưa” ở đây là cơn mưa của bầu trời và cũng là cơn mưa trong lòng người. Nỗi lòng, giọt nước mắt như cơn mưa. Cơn mưa cũng buồn như giọt nước mắt. Người con “rưng rưng”, “nghẹn ngào” không thốt nên lời. Chính cơn mưa bỗng “òa” giữa “trời đang yên vậy” đã chia sẻ nỗi lòng cùng người con trong tác phẩm.
Biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu:
- Nỗi lòng, giọt nước mắt như cơn mưa.
- Cơn mưa cũng buồn như giọt nước mắt.
Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 2
Hồng là một cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Dù cho bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.
Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 3
Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương. Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”. Nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng. Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra. Đoạn trích đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhân vật Hồng, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.
Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học Mẫu 4
Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" nằm trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" - tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, song bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn. Tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.