Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ củng cố phần viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát. Sau đây mời các em học sinh cùng theo dõi các bài văn mẫu hay. Sau đây mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.

Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Về thăm mẹ

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu cảm nghĩ nhận về bài thơ.

2. Thân đoạn: Cảm nghĩ về bài thơ:

- Về nội dung:

+ Hình ảnh mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó làm tất cả mọi thứ -> đức hi sinh, tình yêu thương bao la của mẹ.

+ Tâm trạng của người con khi trở về thăm nhà và mẹ: nghẹn ngào, xót xa.

- Về nghệ thuật:

+ Sử dụng các hình ảnh thân quen, gần gũi.

+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hóa "nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", liệt kê các sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",...

- Nêu lí do thích bài thơ:

+ Bài thơ để lại trong em những cảm xúc sâu lắng về tình mẫu tử. Đồng thời, gợi nhắc em phải biết yêu thương, kính trọng mẹ nhiều hơn.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị bài thơ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Về thăm mẹ

Đoạn văn 1

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ là những dòng tâm sự của người con dành cho mẹ của mình. Xuyên suốt bài thơ, mẹ không được miêu tả trực tiếp hay xuất hiện một lần nào. Nhưng hình bóng mẹ vẫn ngự trị trong toàn bài thơ, trong lòng nhà thơ và độc giả. Mẹ hiện lên qua chum tương đã đậy nắp, qua cái nón mê áo tơi, qua đàn gà mới nở, qua quả na chín rụng cành. Tất cả khắc họa nên một người mẹ nghèo khó, tảo tần và giàu tình yêu thương con. Bà đã hi sinh, nhường nhịn tất cả những gì mình có cho đứa con bé bỏng. Sự vĩ đại ấy của mẹ, khiến ngôi nhà trở nên trống rỗng và lạnh lẽo khi bà đi vắng. Chỉ những hình ảnh bình dị, thân thương đó thôi, mà tác giả đã rưng rưng nghẹn ngào. Đó là sự bộc phát của những tình cảm yêu thương, quyến luyến ông dành cho mẹ trong suốt thời gian xa nhà. Tình cảm ấy bộc trực, tự nhiên, chân thành và ấm áp vô cùng. Khiến em như được đồng điệu với nhà thơ và dâng lên một dòng nước ấm trong lồng ngực khi nhớ về mẹ của mình.

Đoạn văn 2

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là bài thơ khiến em vô cùng cảm động về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ đã hiện lên gián tiếp qua từng đồ vật trong nhà. Đó là hũ tương, là chiếc nón mê, cái áo tơi, và cả đàn gà con với cái nơm tre. Người mẹ tần tảo sớm hôm, chăm lo cho gia đình, nên nơi đâu cũng có dáng mẹ, việc gì cũng có bàn tay mẹ chăm lo. Nhờ có mẹ tảo tần chịu khó, mà người con có một mái ấm yên bình, hạnh phúc. Những từ “xưa”, “lủn củn”, “hỏng vành” đã thể hiện được phần nào sự khó khăn, thiếu thốn của ngôi nhà. Nhưng ở đó, người mẹ vẫn cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con mình. Hình ảnh quả na cuối mùa được để dành lại trên cành đã nói lên tất cả tâm tư của mẹ. Dù là thứ nhỏ nhặt nhất, mẹ cũng nghĩ đến con, muốn để lại cho con. Ôi, tình mẹ thật là bao la và vĩ đại. Thứ tình cảm ấy đã được nhà thơ Nam Khương khắc họa bằng những hình ảnh trong sáng và giản dị nhất. Nhờ vậy, người đọc có thể cảm nhận được một cách tha thiết nhất tình mẫu tử quý giá trong bài thơ.

Bài văn Cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ

Bài mẫu 1

Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:

Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.

Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.

Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.

Bài mẫu 2

Một trong những tác phẩm hay khi viết về tình mẫu tử - đó là “Về thăm mẹ” của nhà thơ Đinh Nam Khương. Khi đọc bài thơ, người đọc đã có những cảm nhận sâu sắc.

Trong hoàn cảnh đã xa quê lâu, nay được trở về thăm mẹ của mình. Điều đầu tiên con người con nhìn thấy khi trở về nhà là hình ảnh khói bếp. Hình ảnh này đã cho thấy sự tần tảo của người mẹ:

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục cho người đọc thấy được tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho người mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Một loại những hình ảnh quen thuộc được gợi ra. Những điều thật giản dị, gần gũi. Nhưng chất chứa trong đó là cả một sự hy sinh, yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.

Cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Đọc đến câu thơ này, người đọc đã thấu hiểu được tình yêu mà con dành cho mẹ. Nó không quá to lớn, mà chỉ xuất phát từ những điều vô cùng giản dị, nhỏ bé.

Như vậy bài thơ “Về thăm mẹ” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật chân thực, gần gũi về tình mẫu tử thiêng liêng.

Bài mẫu 3

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

Trên đây là toàn bộ các đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ để các em học sinh củng cố phần Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát Cánh Diều.

Tham khảo thêm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
71
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyễn Minh Tuân
    Nguyễn Minh Tuân

    rất hay và như cức

    Thích Phản hồi 06/12/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm