Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng...

Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết...

Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: theo tác giả: khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào? Đây là đề bài của tiết Thực hành Tiếng Việt trang 59 Cánh Diều. Mời các bạn cùng theo dõi.

Đề bài: Ngữ Văn 6 Cánh Diều trang 60 Câu 6: Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: theo tác giả: khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?

VỀ TỪ “NGỌT”

Ngọt biểu thị một khái niệm không sao thiếu được trong đời sống vật chất cũng như tình cảm con người. Vừa mới ra đời, ta đã cần đến vị ngọt của dòng sữa mẹ. Lớn lên, ta càng dần hiểu thêm thế nào là lời nói ngọt. [..]

Đầu tiên, hãy nói đến cái nghĩa cơ bản, hoàn toàn vật chất của từ ngọt. [...] Ngọt của mía, của đường phèn, mật ong hoặc của trái cây chín khác với cái ngọt của bát canh cua, của nước dùng nấu bằng thịt, xương. [...]

Trong dây chuyền phát triển nghĩa của ngọt, ta khó lòng mà bỏ qua được một nhận xét khái niệm ngọt đã được con người lần lượt nhận thức qua năm giác quan. Từ cái ngọt nếm được bằng lưỡi, ta có cái ngọt ngửi thấy được nhờ mũi, do hai giác quan này rất cần nhau: thoảng qua một mùi gì ngọt ngọt, mùi thơm ngọt của dứa rồi cơ hồ ngọt có thể nhìn thấy bằng mắt giữa ngày xuân ngọt nắng, cái nắng vàng ngọt như mật [ ]; hay phối hợp cảm giác để thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay liềm, […] . Từ đây, từ ngọt đã từ bỏ khá xa cái vị đường cụ thể ban đầu, và ngọt nghe được nhờ tai như đàn ngọt hát hay, ngọt giọng đã mang một ý nghĩa khá trừu tượng, tuy rằng lời nói ngọt chẳng qua cũng là lời đường mật mà ra, và trong lối so sánh ta vẫn dùng nói ngọt như mía lùi cứ y như là giữa hai cái ngọt này chưa bao giờ có sự chia tách về nghĩa vậy [...].

(Đào Thản, Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988)

Trả lời

Đọc văn bản Về từ “ngọt”, có thể nhận thấy: Theo tác giả, khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt được nhận thức qua những giác quan sau:

- Lưỡi (cảm nhận vị ngọt của mía, đường phèn,…).

- Mũi (cảm nhận mùi thơm ngọt của dứa).

- Mắt (cảm nhận cái nắng vàng ngọt như mật).

- Tài (cảm nhận lời nói ngọt, lời đường mật)

- Phối hợp các giác quan (cảm nhận dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay liềm).

Đoạn văn tham khảo:

Đoạn văn 1

Theo tác giả, khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan như vị giác và cảm nhận. Vị giác là giác quan chính để nhận biết hương vị ngọt, khi chúng ta thưởng thức các loại thức ăn, đồ uống có chứa đường hoặc các chất ngọt khác. Cảm nhận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức khái niệm "ngọt", khi chúng ta có thể cảm nhận được sự ngọt ngào, êm dịu và thú vị của các món ngọt. Từ những trải nghiệm này, người Việt đã xây dựng và phát triển khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt, là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực và truyền thống của dân tộc.

Đoạn văn 2

Ngọt được cảm nhận qua năm giác quan. Ngọt từ đầu lưỡi ( vị giác) khi nếm thử vị thơm ngọt cửa những trái thơm, quả chín; ngọt cảm nhận qua thị giác khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng ngọt, ngọt tự thính giác khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng. Không những thế ta còn có thể phối hợp cảm giác để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay,... Nghĩa của ngọt lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6 sách Cánh Diều

    Xem thêm