Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viên chức sinh con thứ 3 bị xử lý thế nào?

Viên chức sinh con thứ ba bị xử lý thế nào? là câu hỏi mà nhiều viên chức, giáo viên gặp phải. Trong bài viết này VnDoc sẽ giải thích rõ về quy định sinh con thứ 3 với viên chức.

Giáo viên sinh con thứ 3 có bị phạt không? Quy định về sinh con thứ 3 đối với giáo viên là Đảng viên. Để làm rõ vấn đề sinh con thứ 3 đối với giảng viên, giáo viên... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

1. Viên chức có bị cấm sinh con thứ 3 không?

Trước đây, khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định về việc sinh con thứ ba của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức như sau:

Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

Theo đó, khi sinh con thứ ba, cả Đảng viên, viên chức đều bị kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, Nghị định 114 nêu trên đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định số 117/2020/NĐ-CP không còn quy định nào đề cập đến việc kỷ luật viên chức sinh con thứ ba.

Bên cạnh đó, khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức chỉ nêu:

Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Trong đó, các hành vi bị cấm theo Điều 7 Pháp luật về dân số năm 2003 gồm:

- Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

- Sản xuất, kinh doanh nhập, cung cấp phương tiện trách thai giả, không đạt chuẩn, quá hạn, chưa được lưu hành.

- Nhân bản vô tính người…

Đồng thời, quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng được nêu tại Điều 1 Pháp lệnh về dân số sửa đổi năm 2008 như sau:

1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định

Trong đó, việc sinh con thứ ba không bị coi là vi phạm về dân số nêu tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP gồm:

- Hai vợ, chồng hoặc một trong hai thuộc dân tộc cố dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân.

- Sinh lần đầu là sinh ba.

- Có một con đẻ, lần sinh thứ hai sinh đôi.

- Sinh lần thứ ba mà tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả đã cho làm con nuôi.

- Nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

- Đã có con riêng mà sinh thêm một hoặc hai con; sinh một hoặc sinh đôi trong cùng một lần sinh thì hai người phải đều có con riêng…

Nói tóm lại, pháp luật chỉ bỏ việc xử phạt vi phạm hành chính nếu cặp vợ, chồng sinh con thứ ba. Nhưng nếu là viên chức thì theo Nghị định 112, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên, viên chức sinh con thứ ba sẽ bị xử lý kỷ luật.

2. Viên chức sinh con thứ 3 bị xử lý thế nào?

Như phân tích ở trên, vợ chồng có vợ hoặc chồng hoặc cả hai người là viên chức cũng như các cặp vợ chồng khác sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính khi sinh con thứ ba. Tuy nhiên, với vai trò là viên chức, Đảng viên, viên chức vẫn sẽ bị kỷ luật theo quy định như sau:

Nếu chỉ là viên chức

Căn cứ Nghị định 112/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể về hình thức kỷ luật viên chức vi phạm chính sách về dân số (sinh con thứ ba không thuộc trường hợp không vi phạm chính sách dân số theo Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP như sau:

H ình thức kỷ luật

Mức độ vi phạm

Khiển trách

Vi phạm lần đầu và gây ra hậu quả ít nghiêm trọng.

Cảnh cáo

- Vi phạm lần đầu, gây ra hậu quả nghiêm trọng; hoặc

- Có hành vi tái phạm.

Cách chức nếu có chức vụ

- Đã bị cảnh cáo mà còn tái phạm; hoặc

- Vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Buộc thôi việc

- Bị cảnh cáo mà còn tái phạm; hoặc

- Vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu viên chức là Đảng viên

Nếu viên chức là Đảng viên thì ngoài bị kỷ luật về mặt chính quyền thì người này còn bị kỷ luật Đảng. Cụ thể, căn cứ Quy định 102 năm 2017:

- Khiển trách: Sinh con thứ ba trừ trường hợp pháp luật cho phép.

- Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): Tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

- Khai trừ: Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

3. Các trường hợp sinh con thứ 3 không bị kỷ luật

* Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

- Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

4. Sinh con thứ 3 có được vào Đảng không

Quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị; là người có uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, được cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, về ý thức trách nhiệm đối với nhân dân và phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 60 tháng kể từ ngày vi phạm đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

Đối với các trường hợp đang sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đông đồng bào có đạo, dân tộc ít người phải có thời gian phấn đấu ít nhất là 36 tháng kể từ ngày vi phạm đến ngày chi bộ họp xét đề nghị kết nạp vào Đảng.

- Việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng phải được ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản, cấp ủy huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định.

Theo Quy định 173-QĐ/TW, quần chúng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ chỉ được xem xét, kết nạp vào Đảng khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tương tự như nêu trên, đồng thời việc kết nạp quần chúng vi phạm chính sách DS-KHHGĐ vào Đảng phải được ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản, cấp ủy huyện (hoặc tương đương) xem xét, quyết định.”

5. Sinh con thứ 3,4 có được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 về chế độ thai sản. Cụ thể:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì không có quy định nào nói rằng sinh con thứ ba sẽ không được hưởng các chế độ liên quan tới thai sản. Pháp luật chỉ quy định nếu đáp ứng đủ điều kiện về thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Do đó, trường hợp đáp ứng đủ điều kiện trên thì vẫn sẽ được hưởng đầy đủ các điều kiện liên quan tới chế độ thai sản.

Mức hưởng = 100% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ x 06 tháng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm