Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ
Bảng cộng trừ nhân chia chính là cách giúp các em có thể ghi nhớ các phép tính cơ bản, giải các bài toán đơn giản và bài toán lời văn nhanh hơn. Thế nhưng đối với các em học sinh lớp 2 việc học các bảng cộng và trừ đã là điều khó khăn. Vậy làm thế nào để các em có thể ghi nhớ những phép tính cũng như bảng cộng trừ này? Mời các bạn tham khảo.
Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ hiệu quả nhất
- 1. Bảng cộng trừ là gì?
- 2. Lợi ích của bảng cộng trừ lớp 2
- 3. Bảng cộng trừ lớp 2
- 4. Cách học thuộc bảng cộng trừ lớp 2
- 4.1. Học bảng cộng trừ thông qua thực hành
- 4.2. Làm quen từ những điều đơn giản
- 4.3. Học cộng trừ trong ngữ cảnh hàng ngày
- 4.4. Học cộng trừ bằng hoa quả
- 4.5. Học cộng trừ bằng que tính
- 4.6. Học cộng trừ bằng những chiếc kẹo
- 4.7. Học cộng trừ bằng đồ chơi
- 4.8. Học bảng cộng trừ bằng mô hình toán học Domino
- 5. Các bước dạy con làm phép cộng trừ nhanh
- 6. Giáo án bài giảng cấp tiểu học
1. Bảng cộng trừ là gì?
Cùng tham khảo bảng cộng trừ lớp 1, bảng cộng trừ lớp 2.
Những bài toán cộng trừ sẽ là điều đơn giản và dễ dàng đối với người lớn chúng ta, thế nhưng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các em học sinh lớp 1 và lớp 2 khi chỉ mới bắt đầu làm quen với các phép tính. Bảng cộng trừ được xem là một công cụ hỗ trợ giúp các bé thực hiện các phép tính đơn giản một cách nhanh chóng thông qua việc ghi nhớ các phép tính có sẵn từ bảng cộng trừ.
Đối với các em học sinh lớp 1 và lớp 2, bảng cộng trừ sẽ là những phép tính trong phạm vi 10 hay 20 và tăng dần độ khó đối với các lớp cao hơn. Để giúp trẻ hiểu rõ và dễ dàng áp dụng bảng cộng trừ lớp 2 vào bài tập, bố mẹ cần giải thích ý nghĩa và cách hình thành các phép tính, tránh trường hợp trẻ học vẹt, học thuộc lòng và không hiểu vì sao mình cần phải học các bảng cộng trừ này.
2. Lợi ích của bảng cộng trừ lớp 2
Bảng cộng trừ lớp 2 được xem là một công cụ hiệu quả giúp trẻ thực hiện các phép tính đơn giản một cách nhanh chóng, hình thành trong trẻ kỹ năng phản xạ. Thêm vào đó, việc cho trẻ làm quen với bảng cộng và trừ khi còn bé sẽ giúp trẻ tăng cao khả năng tư duy, phát triển não bộ cũng như xây dựng nền tảng Toán học vững chắc.
Ngoài ra, việc cho trẻ làm quen và thường xuyên thực hành bảng cộng trừ sẽ giúp trẻ dễ dàng thích nghi với các kiến thức ở các lớp cao hơn, tiết kiệm thời gian học tập cũng như quá trình làm bài tập của trẻ.
3. Bảng cộng trừ lớp 2
3.1. Bảng cộng lớp 2
9 + 2 = 11 | 8 + 3 = 11 | 7 + 4 = 11 | 6 + 5 = 11 |
9 + 3 = 12 | 8 + 4 = 12 | 7 + 5 = 12 | 6 + 6 = 12 |
9 + 4 = 13 | 8 + 5 = 13 | 7 + 6 = 13 | 6 + 7 = 13 |
9 + 5 = 14 | 8 + 6 = 14 | 7 + 7 = 14 | 6 + 8 = 14 |
9 + 6 = 15 | 8 + 7 = 15 | 7 + 8 = 15 | 6 + 9 = 15 |
9 + 7 = 16 | 8 + 8 = 16 | 7 + 9 = 16 | |
9 + 8 = 17 | 8 + 9 = 17 | ||
9 + 9 = 18 | |||
2 + 9 = 11 | 3 + 8 = 11 | 4 + 7 = 11 | 5 + 6 = 11 |
3 + 9 = 12 | 4 + 8 = 12 | 5 + 7 = 12 | |
4 + 9 = 13 | 5 + 8 = 13 | ||
5 + 9 = 14 |
3.2. Bảng trừ lớp 2
11 – 2 = 9 | 12 – 3 = 9 | 13 – 4 = 9 | 14 – 5 = 9 |
11 – 3 = 8 | 12 – 4 = 8 | 13 – 5 = 8 | 14 – 6 = 8 |
11 – 4 = 7 | 12 – 5 = 7 | 13 – 6 = 7 | 14 – 7 = 7 |
11 – 5 = 6 | 12 – 6 = 6 | 13 – 7 = 6 | 14 – 8 = 6 |
11 – 6 = 5 | 12 – 7 = 5 | 13 – 8 = 5 | 14 – 9 = 5 |
11 – 7 = 4 | 12 – 8 = 4 | 13 – 9 = 4 | |
11 – 8 = 3 | 12 – 9 = 3 | ||
11 – 9 = 2 | |||
18 – 9 = 9 | 17 – 8 = 9 | 16 – 7 = 9 | 15 – 6 = 9 |
17 – 9 = 8 | 16 – 8 = 8 | 15 – 7 = 8 | |
16 – 9 = 7 | 15 – 8 = 7 | ||
15 – 9 = 6 |
4. Cách học thuộc bảng cộng trừ lớp 2
4.1. Học bảng cộng trừ thông qua thực hành
Khi trẻ làm quen với bảng cộng trừ lớp 2 và thực hiện một cách thuần thục thì sau đó trẻ sẽ có thể nắm bắt cũng như dễ dàng hơn trong việc học bảng cửu chương nhân chia. Thế nhưng, đây lại trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều trẻ bởi lẽ chúng phải ghi nhớ rất nhiều con số cũng như các phép tính. Vậy đâu là cách để con có thể ghi nhớ bảng cộng trừ lớp 2?
Thay vì để trẻ phải học thuộc lòng, học vẹt và cảm thấy khó khăn với việc ghi nhớ, bố mẹ hãy giúp các con có cách tiếp cận với chúng nhẹ nhàng hơn thông qua những trò chơi, những câu hỏi thực tế xoay quanh đến các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ như chúng ta có phép tính 2 + 3 = 5, các bố mẹ có thể đặt câu hỏi thành “Con có 2 quả táo bố mẹ cho con thêm 3 quả vậy thì con sẽ có tất cả bao nhiêu quả?”. Khi việc học tập trở nên gần gũi hơn cũng là cách giúp trẻ tiếp thu bài một cách hiệu quả và thoải mái hơn đấy. Tương tự như vậy các bố mẹ có thể đặt những câu hỏi xoay quanh các phép tính trừ.
Ngoài ra, các bạn có thể giúp con học thuộc bảng cộng trừ bằng việc giúp con làm bài tập trắc nghiệm thật nhiều, việc thực hành các phép tính một cách thường xuyên cũng là cách giúp trẻ tự rút ra những nguyên tắc và phương pháp cho mình, từ đó có thể áp dụng chúng vào bài học thay vì học thuộc lòng tất cả các bảng tính.
4.2. Làm quen từ những điều đơn giản
Sẽ thật khó khi trẻ lần đầu làm quen với bảng cộng và trừ, chính vì thế các thầy cô và bố mẹ hãy thật sự kiên nhẫn với trẻ bởi vì những lần đầu được tiếp xúc sẽ quyết định rất nhiều đến việc trẻ yêu thích hay chán ghét việc thường xuyên lặp đi lặp lại các bảng cộng trừ này.
Thay vì gây áp lực và bắt buộc trẻ phải học thuộc chúng, bố mẹ hãy tạo cho trẻ những cách tiếp cận với bảng cộng trừ một cách nhẹ nhàng và thú vị. Để trẻ cảm thấy thoải mái và dần thích nghi với chúng, bố mẹ có thể bắt đầu ở những phép tính đơn giản cũng như hãy “mách nhỏ” và động viên mỗi khi trẻ lúng túng không biết câu trả lời. Những lời động viên đúng lúc sẽ là động lực to lớn giúp trẻ cảm thấy sẵn sàng và được khuyến khích nhiều hơn trong việc học tập.
4.3. Học cộng trừ trong ngữ cảnh hàng ngày
Bạn có thể đố con cộng những đồ vật trong nhà như cộng số cúc áo trên 2 tay, cộng số bậc thang, cộng số đĩa và bát… Bạn cũng thực hiện pháp trừ tương tự. Do vậy, bố mẹ nhớ hãy cho con cộng với số lượng nhỏ trước, khi bé quen dần thì bố mẹ mới nên tăng dần mức độ tính toán khó hơn.
Ví dụ: Mẹ đang mặc áo sơ mi, mỗi bên tay áo của mẹ có 1 cái cúc áo. Hỏi con cái áo mẹ đang mặc hai bên tay áo có bao nhiêu chiếc cúc áo?
- Rồi mẹ sẽ từ từ hướng dẫn con đếm số cúc áo bên tay phải, rồi đếm số cúc áo bên tay trái rồi cộng chúng lại.
Như vậy, đáp án bài toán này sẽ là 1 + 1 = 2.
4.4. Học cộng trừ bằng hoa quả
Bạn có thể dùng quả táo, quả chuối, quả dưa chuột… Để làm những phép tính cộng, phép tính trừ. Đối với những phép tính được làm bằng những hiện vật sẵn có trong gia đình sẽ giúp bé tính toán nhanh hơn, hiểu được ý nghĩa của phép tính cộng trừ.
Ví dụ: Trên đĩa đang có 5 quả chuối, bây giờ bố lấy mất 2 quả chuối thì hỏi trong đĩa còn bao nhiêu quả chuối?
Lúc này bố mẹ sẽ hướng dẫn bé đếm và làm phép tính trừ. Sau đó bố mẹ sẽ giải thích phép tính đó là 5 – 2 = 3. Đây sẽ là cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ vô cùng nhanh chóng
4.5. Học cộng trừ bằng que tính
Que tính là vật dụng cần có trong mỗi cặp sách của mỗi bạn nhỏ khi bắt đầu lên lớp 1. Bởi que tính sẽ giúp bé học phép tính cộng trừ nhanh hơn. Bước đầu bạn vẫn cho bé tập đọc những phép tính cộng và trừ, sau đó cho bé thực hành phép tính cộng trừ thông qua que tính.
Ví dụ: phép cộng 3 + 4 = ?
Bạn sẽ hướng dẫn bé sử dụng 3 que tính rồi cộng thêm với 4 que tính là ra kết quả. Rồi bảo bé đếm số que tính. Đó chính là giá trị tổng của phép cộng.
4.6. Học cộng trừ bằng những chiếc kẹo
Kẹo là món ăn vặt mà bất kể đứa trẻ nào cũng thích. Do vậy, đối với những gì bé yêu thích thì việc học sẽ hứng thú hơn. Từ đó bạn có thể sử dụng những chiếc kẹo có trong nhà để làm phép tính cộng trừ giúp bé hiểu hơn.
Ví dụ: Bạn đang có 4 cái kẹo, bạn cho em gái mất 2 cái kẹo hỏi bạn còn mấy cái kẹo?
- Với bài toán này bạn có hãy lấy đúng đủ số kẹo ra rồi làm thử thì bé sẽ hiểu rõ vấn đề, và hiểu được phép tính. Từ đó sẽ nhớ bảng tính cộng trừ nhanh hơn.
4.7. Học cộng trừ bằng đồ chơi
Thông thường bất kể bé nào cũng có rất nhiều trò chơi trong nhà. Bởi vậy, để giúp bé học được bảng cộng trừ và có thể giải được nhiều bài tập về cộng trừ thì bạn có thể sử dụng đồ chơi của trẻ để làm những phép tính cộng trừ giúp bé hiểu nhanh hơn.
Ví dụ: Bạn đặt câu hỏi là “Bạn bon có 7 chiếc xe ô tô đồ chơi, mẹ bạn bon mua thêm 2 chiếc xe ô tô tặng bạn bon. Hỏi bạn bon có bao nhiêu chiếc xe ô tô đồ chơi?
Với những món đồ chơi sẵn có, áp dụng ngay phép tính giúp bé tính toán dễ hơn, tư duy tốt hơn rất nhiều.
4.8. Học bảng cộng trừ bằng mô hình toán học Domino
Mô hình Domino cũng là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho việc học phép cộng và trừ ở trẻ. Ba mẹ chỉ cần vẽ một bảng tính với nhiều phép tính khác nhau, sau đó đặt các khối Domino tương ứng vào các ô trên bảng. Nhiệm vụ của trẻ là tìm ra kết quả chính xác của các phép tính bằng cách đếm số chấm trên các quân Domino.
5. Các bước dạy con làm phép cộng trừ nhanh
Bước 1: Giúp trẻ hiểu ý nghĩa các con số
Hãy giúp con phát triển một cảm giác thật mạnh mẽ về những con số, giúp trẻ hiểu ý nghĩa những con số trước khi hiểu khái niệm cộng, trừ vì những phép tính cộng trừ cũng sẽ trở nên vô nghĩa và khó hiểu vô cùng nếu trẻ không hiểu và cảm thấy không thoải mái với những con số.
Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi trẻ có bao nhiêu cách để có thể tạo ra số 6 thì lúc đó trẻ có thể trả lời với những cặp số như 0 và 6, 5 và 1, 4 và 2, 3 và 3… Cách giải thích như thế này sẽ giúp trẻ hiểu sâu hơn về những con số và phép cộng.
Việc giúp trẻ hiểu ý nghĩa của những con số trước khi làm quen với phép cộng trừ là vô cùng quan trọng.
Bước 2: Dạy trẻ cách đếm nhảy
Ví dụ, cho trẻ đếm cách 2 đơn vị để được dãy số 0, 2, 4, 6, 8, 10… Những dãy số như thế này sẽ giúp trẻ hiểu rằng nếu cộng chừng ấy đơn vị với nhau sẽ có số tiếp theo, ngược lại nếu trừ sẽ có số trước đó.
Bước 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ
Sử dụng những đồ vật quen thuộc làm công cụ hỗ trợ để giúp trẻ dễ hiểu hơn về khái niệm cộng, trừ. Ví dụ, bố mẹ có thể đưa cho trẻ 2 viên bi và bảo trẻ lấy thêm 3 viên nữa. Sau đó, hãy hỏi con bây giờ con có bao nhiêu viên tất cả, như thế trẻ sẽ có thể học làm phép cộng một cách trực quan hơn.
Bạn cũng nên khuyến khích trẻ dùng trí tưởng tượng, ví dụ như với phép trừ, hãy cho trẻ tưởng tượng có 3 con ngựa trong chuồng, một con chạy ra thì lúc đó sẽ còn lại mấy con.
Những vật dụng như những viên bi có thể được dùng như những "giáo cụ trực quan".
Bước 4: Những thủ thuật thú vị
Kết hợp với những thủ thuật thú vị để giúp trẻ luôn hứng thú với những phép tính cộng trừ. Ví dụ như dùng số 0 để đố vui trẻ các phép tính cộng, trừ như 100 + 0 = ? hay 9999-0=? (mặc dù trẻ chỉ học trong phạm vi số nhỏ)
Bước 5: Thay đổi hình thức học
Hay cho trẻ luyện tập làm phép tính thường xuyên với những tờ bài tập hay những trò chơi khác nhau để trẻ không bị nhàm chán. Nếu thực hành cộng, trừ theo cách thông thường như bằng thẻ, que... mà trẻ bắt đầu thấy chán chán thì bố mẹ hãy thử giới hạn thời gian làm bài để xem trẻ có thể làm nhanh đến mức nào và cũng để thay đổi không khí giúp trẻ hào hứng trở lại.
6. Giáo án bài giảng cấp tiểu học
6.1. Giáo án Stem
6.2. Giáo án bài giảng điện tử
- Giáo án điện tử lớp 1
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án điện tử lớp 3
- Giáo án điện tử lớp 4
- Giáo án điện tử lớp 5
Ngoài Cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm tài liệu môn Tiếng Việt 2 và giải toán lớp 2 hay Tiếng Anh lớp 2, Giải Tự nhiên và xã hội 2, Bài tập cuối tuần lớp 2,.... để học tốt hơn các chương trình của lớp 2.