Chiếc lược ngà - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm: Chiếc lược ngà
Chiếc lược ngà - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng
- Nguyễn Quang Sáng (1932- 2014)
- Quê quán: Thị trấn Mỹ Luông-huyện Chợ Mới-tỉnh An Giang
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954
+ Năm 1955, ông làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng
+ Sau khi đất nước thống nhất, ông về thành phố Hồ Chí Minh và làm Tổng thư kí Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa I,II,III
+ Năm 2000 ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật
+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Người con đi xa”, “Người quê hương”, “Bông cẩm thạch”
- Phong cách sáng tác: Các sáng tác của ông thường là về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện ông thường có cốt truyện và lựa chọn các tình huống hết sức đặc sắc và giàu kịch tính. Truyện ngắn của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng
II. Đôi nét về tác phẩm Chiếc lược ngà
1. Hoàn cảnh sáng tác
“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên
2. Tóm tắt
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh chụp chung với má. Em tỏ ra lạnh nhạt đối xử với ông Sáu như người lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con trong em trỗi dậy mạnh mẽ nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải đi. Ở khu căn cứ ông dồn hết tâm lực, tình cảm làm cây lược tặng con. Chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh. Trước khi nhắm mắt ông trút hơi sức cuối cùng trao cây lược cho bác Ba- người bạn của ông nhờ trao lại cho bé Thu.
3. Giá trị nội dung
Truyện ngắn nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le
4. Giá trị nghệ thuật
Truyện kể theo điểm nhìn của bác Ba giúp tăng tính khách quan. Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên và hợp lí, thành công nữa là miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói.
III. Dàn ý phân tích Chiếc lược ngà
Dàn ý cảm nhận nhân vật ông Sáu
1. Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật anh Sáu.
2. Thân bài
a. Ngày trở về
Tâm trạng: vui vẻ, háo hức vì được gặp lại bố mẹ, vợ sau bao ngày xa cách, đặc biệt là cô con gái bé bỏng.
không biết con gái đã lớn thế nào, trong nó ra sao, nó có vui khi gặp lại mình không.
Cảnh quê nhà: không có gì thay đổi nhiều, vẫn thân thuộc, gần gũi như xưa.
b. Khi gặp con gái
Cất tiếng gọi xúc động nhưng nó chỉ tròn mắt nhìn, coi mình như người xa lạ → xúc động đến mức vết thẹo trên mặt giật giật.
Vẫn kiên trì gọi con, muốn ôm con vào lòng, thấy nó sợ hãi, chạy lại chỗ vợ thì buồn bã, thất vọng, đáng thương.
Suốt ba ngày ở nhà chỉ quanh quẩn bên cô con gái, nhưng càng vỗ về thì nó càng đẩy anh ra xa. Mong muốn được gọi một tiếng ba nhưng bé chẳng bao giờ chịu gọi.
c. Cuộc đối thoại của hai cha con
Khi má bảo gọi ba vào ăn cơm, bé chỉ nói trống không “Vô ăn cơm, cơm chín rồi”. chỉ biết cười gượng gạo vì buồn mà không thể khóc.
Khi bé nói trống không nhờ anh Sáu chắt nước cơm, anh Sáu vờ như không nghe thấy với mong mỏi nó gọi tiếng ba nhưng nó tự loay hoay làm mà không cần anh Sáu giúp đỡ.
Trong bữa cơm, anh Sáu gặp cho nó miếng trứng cá ngon nhất nhưng nó đã dùng đũa hất ra, quá cáu giận, anh Sáu đã vung tay đánh vào manh nó. Những tưởng nó sẽ khóc nhưng không, nó im lặng, gắp miếng trứng cá bỏ lại bát rồi bỏ đi sang ngoại → anh Sáu vô cùng buồn bã và ăn năn.
d. Cảnh chia tay
Anh Sáu bận rộn tiếp đón bà con làng xóm mà không để ý gì đến con nữa. Nhưng khuôn mặt nó không còn bướng bỉnh như mọi khi mà trở nên buồn rầu.
Đến lúc chia tay, anh Sáu chào mọi người và quay sang chào con. Lúc này, mọi thứ như vỡ òa, bé cất tiếng gọi ba đầu tiên. Bé chạy đến ôm lấy anh Sáu, hôn cùng khắp và giữ không cho anh Sáu đi ra chiến trường.
Anh Sáu ôm con, rút khăn lau nước mắt, nhưng nó dứt khoát không cho anh Sáu đi.
Mọi người khuyên bảo Thu để anh Sáu ra chiến trường, nó muốn anh Sáu mua cho nó chiếc lược. anh Sáu đồng ý. Anh Sáu và con chia tay nhau trong cảnh vô cùng bịn rịn, xúc động.
Anh Sáu trở lại chiến trường nhưng trong lòng không bao giờ quên lời hứa với con.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.
Dàn ý phân tích Chiếc lược ngà
I. Mở bài
- Đề cập đến sức mạnh giúp con người có thể vượt qua những khốc liệt của chiến tranh: Tình đồng chí, đồng đội, tình cảm cộng đồng, tình cảm cha con
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà, một tác phẩm ra đời năm 1966 của Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công tình cảm cha con bất diệt của ông Sáu và bé Thu trước hoàn cảnh chiến tranh
II. Thân bài
1. Ông Sáu và bé Thu phải sống trong hoàn cảnh chia li bởi chiến tranh
- Ông Sáu là một chiến sĩ hoạt động trên chiến trường, suốt 8 năm ròng ông chưa từng được gặp mặt đứa con gái của mình
- Đồng nghĩa suốt 8 năm bé Thu chỉ biết cha qua tấm ảnh chụp chung với mẹ nó
⇒ Chiến tranh đẩy con người vào hoàn cảnh xa cách
2. Tình cảm cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu
a. Lúc còn ở rừng
- Ông Sáu nhớ thương con vô cùng, khao khát gặp con, được sống trong tình yêu thương của con
- Khi gặp con:
+ Thuyền chưa cập bến đã nhảy vội lên bờ gọi con
+ Đáp lại bé Thu ngạc nhiên, sợ hãi, vụt bỏ chạy
b. Trong ba ngày ngày nghỉ phép
- Ông Sáu khao khát tình cảm của con bao nhiêu thì bé Thu lại hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm của cha
+ Ông càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa
+ Ông càng chiều bé Thu bao nhiêu, bé Thu càng lẩn tránh
+ Ông càng mong nghe được tiếng ba, bé Thu càng cố tình trốn tránh
+ Ngay cả khi bé Thu bị lâm vào thế bí “nồi cơm sôi sùng sục nó cũng không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong đợi”
+ Trong bữa cơm, hành động hất cái trứng cá của bé Thu là hành động đỉnh điểm nhất khiến ông Sáu thực sự đau lòng
⇒ Ông Sáu nhận ra tình cảm không dễ gì gượng ép, vì vậy ông cam chịu
- Bé Thu cũng là một người thương yêu ba của mình vô cùng
+ Tất cả những thái độ ương nhạnh ngang bướng của bé Thu đối với ông Sáu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình phụ tử bởi Thu chỉ có duy nhất một người cha là người trong bức ảnh chụp với má nó
+ Khi Thu được bà ngoại giảng giải người có vết thẹo chính là ba em ⇒ Tình yêu thương dành cho ông Sáu tăng lên gấp bội
+ Trong khoảnh khắc cuối cùng trước lúc ông Sáu lên đường, Thu chạy ra ôm hôn cha
+ Hành động cùng giọt nước mắt ân hận của bé Thu chảy đầm đìa trên má, trên cằm khiến ông không kìm nén được xúc động
⇒ Tình cảm giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu là vô cùng sâu nặng
c. Lại những ngày ông Sáu xa con
- Ông Sáu thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con.
- Tình yêu thương con đã khiến ông tự tay làm chiếc lược ngà thực hiện lời hứa với con
- Khi bị thương nặng ông đã dồn tất cả tàn lực của mình trao chiếc lược ngà cho ông Ba như một lời chăng chối cuối cùng
⇒ Tình cảm cha con trong lòng ông Sáu là một tình cảm bất diệt, chiến tranh có thể hủy diệt thân xác ông nhưng không thể hủy diệt tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu kết tinh trong chiếc lược ngà.
III. Kết bài
- Vài nét về giá trị nghệ thuật tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc...
- Qua truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh.
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9