Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 1a là

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 1a, chính là nhóm kim loại trong bảng tuần hoàn. Cũng như đưa ra các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là

A. R2O3.

B. RO2.

C. R2O.

D. RO.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Kim loại kiềm có hóa trị I

=> Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là: R2O

Đáp án C

Kim loại nhóm IA

1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của các kim loại kiềm

Kim loại kiềm thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn hóa học. Kim loại kiềm bao gồm 6 nguyên tố đó là : liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và franxi (Fr)*.

Cấu hình electron nguyên tử của kim loại kiềm cụ thể là:

Li: [He] 2s1

Na: [Ne] 3s1

K: [Ar]4s1

Rb: [Kr] 5s1

Cs: [Xe] 6s1

2. Tính chất vật lý của các kim loại kiềm

  • Ở khía cạnh vật lý, các kim loại kiềm có một số tính chất chung như:
  • Có màu trắng bạc và có ánh kim
  • Dẫn điện tốt
  • Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
  • Khối lượng riêng nhỏ
  • Độ cứng tương đối thấp do kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng, ngoài ra trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu, dễ bị bẻ gãy.

3. Tính chất hóa học của kim loại kiềm

Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa nhỏ (tính oxi hóa yếu) nên có tính khử rất mạnh, tính khử theo chiều tăng dần từ liti đến xesi.

M → M+ + e

Kim loại kiềm có số oxi hóa là +1 trong các hợp chất

3.1. Tác dụng với phi kim

Kim loại kiềm khử các nguyên tử phi kim thành ion âm, một số trường hợp tác dụng cụ thể như:

Tác dụng với oxiNatri cháy trong khí oxi khô tạo ra hợp chất natri peoxit (Na2O2).

Và Natri cháy trong không khí khô ở nhiệt độ thường tạo ra hợp chất natri oxit (Na2O).

Tác dụng với clo:

2K + Cl2 → 2KCl

3.2. Tác dụng với axit

  • Kim loại kiềm khử mạnh ion H+ trong dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng thành khí hiđro:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

Lưu ý: tất cả kim loại kiềm đều có hiện tượng nổ khi tiếp xúc với axit.

  • Kim loại kiềm tác dụng với nước
  • Kim loại kiềm có khả năng khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Vì kim loại kiềm dễ tác dụng với nước, với oxi trong không khí nên để bảo quản, người ta ngâm chìm các kim loại kiềm trong dầu hỏa.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?

A. số oxihoá của nguyên tố trong hợp chất

B. số lớp electron

C. số electron ngoài cùng của nguyên tử

D. cấu tạo đơn chất kim loại

Xem đáp án
Đáp án B 
Kim loại kiềm cùng nhóm IA, thuộc các chu kì khác nhau → số lớp e khác nhau.

Câu 2. Những đặc điểm nào sau đây là chung cho các kim loại kiềm?

A. Bán kính nguyên tử

B. Số lớp electron

C. Số electron ngoài cùng của nguyên tử

D. Điện tích hạt nhân của nguyên tử

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Để bảo quản các kim loại kiềm cần

A. ngâm chúng vào nước

B. giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín

C. ngâm chúng trong rượu nguyên chất

D. ngâm chúng trong dầu hoả

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 4. Kim loại kiềm có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp là do

A. Kim loại kiềm có cấu tạo mạng lập phương tâm khối

B. Kim loại kiềm có tính khử mạnh

C. Lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền

D. Nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn và cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít

Xem đáp án
Đáp án C

Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiếm kém bền vững còn khối lượng riêng nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính lớn và do cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.

Câu 5. Cho các đặc điểm sau đây:

a) Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

b) Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất

c) cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất

d) bán kính nguyên tử

Các đặc điểm là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

A. a, b, c

B. b, c, d

C. a, c

D. b, c

Xem đáp án
Đáp án A

Điểm khác nhau là bán kính nguyên tử. Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?

A. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử

B. số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất

C. cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất

D. bán kính nguyên tử

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 7. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

C. Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần

D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có tính ánh kim

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng

A. Các nguyên tố nhóm IA đều là kim loại kiềm.

B. Các kim loại nhóm IIA đều phản ứng được với nước.

C. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

D. Khi kim loại bị biến dạng là do các lớp electron mất đi.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 9. Nhận định nào không đúng về vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn :

A. Tất cả các nguyên tố họ Lantan và Actini

B. Tất cả các nguyên tố nhóm B (từ IB đến VIIIB)

C. Một phần các nguyên tố ở phía trên của các nhóm IVA, VA và VIA

D. Trừ Hidro (nhóm IA) , Bo (nhóm IIA), tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại.

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 10. Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại.

(2) Kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn so với nguyên tố phi kim.

(3) Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe.

(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl2 dư thu được Fe.

Số phát biểu luôn đúng là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Xem đáp án
Đáp án B

1) Tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại.

→ Sai, Bo thuộc nhóm IIIA nhưng là nguyên tố phi kim.

(2) Kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn so với nguyên tố phi kim.

→ Sai, kim loại chỉ có bán kính lớn hơn so với nguyên tố phi kim cùng chu kì.

(3) Tính dẫn điện của Ag > Cu > Au > Al > Fe.

→ Đúng

(4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl2 dư thu được Fe.

Đúng

Vậy có 1 phát biểu đúng.

------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm