Đề ôn tập Hóa học lớp 12: Sắt - Crôm
Hóa học lớp 12: Ôn tập Sắt - Crôm
Để giúp các bạn học sinh giải bài tập Hóa học một cách nhanh và chính xác nhất, VnDoc mời các bạn tham khảo bộ tài liệu Đề ôn tập Hóa học lớp 12: Sắt - Crôm, tài liệu gồm 22 câu hỏi trắc nghiệm sẽ mang lại những thông tin hữu ích tới các bạn học sinh.
Bài tập Hóa học 12: Nhôm - Kẽm
Giải bài tập Hóa học 12 bài 42: Luyện tập Nhận biết một số chất vô cơ
Giải bài tập Hóa học 12 bài 43: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
Chi tiết Hóa học lớp 12: Ôn tậpSắt - Crôm
Câu 1. Trộn bột kim loại Al với chất X (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tào hỏa. Chất X là?
A. Fe.
B. FeCO3.
C. Fe3O4.
D. Al.
Câu 2. Cho các nhận xét sau:
(1) Fe3O4 là quặng giàu sắt nhất để luyện gang.
(2) Hợp chất sắt (II) chỉ có tính khử.
(3) Fe tác dụng được với dd KHSO4.
(4) Fe tác dụng được với hơi nước ở nhiệt độ cao.
(5) Fe(Z=26) thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
(6) Fe2O3 có tính oxi hóa.
Số nhận xét đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5
D. 6
Câu 3. Cho các nhận xét sau:
(1) Hàm lượng Cacbon trong gang nhiều hơn trong thép.
(2) Nguyên liệu dùng để sản xuất thép là gang.
(3) Nguyên tắc luyện gang là oxi hóa các tạp chất có trong gang.
(4) Fe(NO3)2 tác dụng được với KHSO4.
(5) Cho dung dịch 3a mol AgNO3 vào dung dịch chứa a mol FeCl2 thu được 375a gam kết tủa.
(6) Cho Fe dư tác dụng với Cl2 thu được muối FeCl2.
Số nhận xét đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5
D. 6
Câu 4. Cho các nhận xét sau:
(1) Nung đến cùng Fe(OH)2 ngoài không khí thu được FeO.
(2) Fe tác dụng với H2SO4 loãng thu được Fe2(SO4)3.
(3) Cho HCl tác dụng lần lượt với: Cu. K2SO4, NaHCO3, FeCO3, Fe(NO3)2, CuO, BaSO4. Số phản ứng xảy ra là 4.
(4) Cho a mol Fe tác dụng với 1,2a mol Cl2 thu được 0,6a mol FeCl3.
(5) Cho CO dư đi qua hỗn hợp rắn X gồm Fe2O3, CuO, Al2O3 thu được hỗn hợp rắn Y gồm Fe, Cu, Al.
(6) Fe tan hoàn toàn trong HCl đặc nguội.
Số nhận xét Sai là:
A. 3.
B. 4.
C. 2
D. 5
Câu 5: Cho các nhận xét sau:
(1) Cho FeO tác dụng với HNO3 loãng ( NO là sản phẩm khử duy nhất). Hệ số HNO3 phản ứng là 10.
(2) Cho Fe3O4 tác dung với HCl dư thu được dd X. Dung dịch X tác dụng với: KNO3, KOH, K2Cr2O7, AgNO3. Số phản ứng xảy ra là 4.
(3) Để nhận biết Al, Fe chỉ cần dùng dd NaOH đặc.
(4) Để làm sạch Ag lẫn Fe, Cu với khối lượng không đổi ta dùng dung dịch FeCl3 với lượng dư.
(5) Hợp chất FeCl3 vừa có tính khử, vừa có tinh oxi hóa.
(6) Cho x mol Fe tác dụng với 1,xa mol Cl2 thu được rắn X. Cho X vào nước thu được 0,4x mol FeCl2.
Số nhận xét đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2
D. 5
Câu 6. Cho các thí nghiệm sau:
(1). Fe vào dd HCl
(2) Cho Fe vào dd gồm H2SO4, CuSO4
(3). Hai thanh Fe, Cu nối với nhau cùng nhúng vào dd CuSO4
(4) Fe tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao
(5) Vỏ tàu biển để ngoài không khí ẩm
(6) Fe tác dụng với khí Cl2
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 3.
B. 4.
C. 2
D. 6
Câu 7. Cho các nhận xét sau :
(1) Để bảo vệ kim loại Na người ta ngâm vào dầu hỏa.
(2) Vật liệu bằng nhôm bền là do có lớp màng Al2O3 bền vững bảo vệ.
(3) Để bảo vệ vỏ tàu biển người ta gắn Zn vào vỏ tàu
(4) Để điều chế Al(OH)3 người ta cho dd NH3 vào dd AlCl3
(5) Fe(OH)3 màu nâu đỏ, bền với nhiệt
(6) CaCO3 là chất rắn màu trắng, kém bền với nhiệt.
Số nhận xét đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 2
D. 5
Câu 8. Cho các phản ứng sau :
(1) FeCl2 + NaOH
(2) Nhiệt phân Fe(OH)3
(3) Fe + H2SO4 loãng
(4) Fe3O4 + HCl
(5) Fe(NO3)2 + KHSO4
(6) Fe + Cl2
Số phản ứng thuộc loại oxi hóa khử là:
A. 3.
B. 4.
C. 2
D. 4
Câu 9. Cho các phản ứng sau:
(1) Ba(HCO3)2 + NaOH ( tỉ lệ mol 1:1)
(2) Fe3O4 + H2SO4 loãng
(3) Fe(NO3)2 + AgNO3dư
(4) Al + HNO3 (không tạo khí)
(5) KHCO3 + NaHSO4
(6) NaOH + CO2dư
Số thí nghiệm tạo hai muối là : A. 3. B. 4. C. 2 D. 4
Câu 10. Cho 2,28 gam FeSO4 tác dụng tối đa với V ml dd KMnO4 0,2M. Giá trị của V là
A. 15.
B. 20.
C. 24
D. 30
Câu 11. Hoà tan hoàn toàn 8,1 g kim loại X hóa trị x vào dung dịch HNO3 ta thu được 2,016 lít khí N2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Vậy X có thể là
A. Al.
B. Fe.
C. Zn.
D. Mg.
Câu 12: Hòa tan hết 8,4 gam Fe trong dung dịch chứa 0,4 mol HNO3 nóng thu được dung dịch A và V lít khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị V và m lần lượt là
A. 4,48 và 27.
B. 5,04 và 30,0.
C. 2,24 và 27
D. 5,60 và 27,6.
Câu 13. Cho 3,36 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 500 ml KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,12M kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 1,97.
B. 4,925.
C. 3,94.
D. 2,55.
Câu 14. Cho 46,4 gam hỗn hợp bột Fe, Cu tác dụng với 800 ml hỗn hợp dung dịch HCl 2M và HNO3 0,5 M thu được 12,8 gam chất rắn không tan; dung dịch A và 8,96 lít khí NO. Cho dung dịch A tác dụng với lượng dư AgNO3 thu được m gam kết tủa. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 229,6.
B. 64,8.
C. 294,4.
D. 262.
Câu 15. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,44 gam FeO bằng 300 ml dung dịch HCl 0,4 M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,46
B. 21,54
C. 18,3
D. 9,15
Câu 16. Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là
A. 0,54 mol.
B. 0,78 mol.
C. 0,50 mol.
D. 0,44 mol.
Câu 17. Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lit (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỷ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH; lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là
A. 31,95%.
B. 19,97%.
C. 23,96%.
D. 27,96%.
Câu 18. Cho 7,84 gam Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 1,5M và HNO3 0,5M, thấy thoát ra khí NO (khí duy nhất) và thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được m gam chất rắn. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là
A. 48,45.
B. 56,01.
C. 43,05.
D. 53,85.
Câu 19. Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi thấy các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng 0,58 mol, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO. (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m gần nhất với:
A. 80.
B. 84.
C. 86.
D. 82.
Câu 20. Cho từ từ 150 ml dung dịch X gồm Na2CO3 0,6M và KHCO3 0,8M vào 200ml dung dịch H2SO4 aM thì thấy thoát ra V lít khí. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch sau phản ứng thì thấy tạo ra 37,518 gam kết tủa khan. Tỷ số (V : a) là
A. 3,136.
B. 6,272.
C. 5,226.
D. 2,613.
Câu 21. Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong R gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28,15.
B. 25,51.
C. 41,28.
D. 48,48.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau.
Giá trị của m và x lần lượt là
A. 228,75 và 3,0.
B. 228,75 và 3,25.
C. 200 và 2,75.
D. 200 và 3,25.
------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề ôn tập Hóa học lớp 12: Sắt - Crôm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.