Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Văn năm 2022 - Đề 8

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 Đề 8 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Thư Các Mác gửi con gái

Con ơi! Dù con sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến.

Con đừng bao giờ tự hỏi rằng người yêu con có xứng với con không? Cái thứ Tình yêu mà lại mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không còn gọi là tình yêu được nữa. Yêu là không so tính thiệt hơn, con ạ!

Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu. Nếu người yêu của con già hơn con thì con làm cho người đó trẻ lại với con. Nếu người yêu con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc nhất đời họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu con nghĩ và làm đúng lời cha dạy.

Nhưng con cũng phải luôn tự hỏi xem người đó yêu con vì lẽ gì. Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp, con nên nhớ sắc rồi sẽ tàn. Nếu người đó yêu con vì có chức tước cao thì khẳng định người đó không yêu con, con hãy từ chối và bảo họ rằng địa vị không bao giờ làm sung sướng cho con người, chỉ có sự làm việc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính.

Con phải độ lượng, phải giàu lòng vị tha nếu có sự hối hận thực sự. Con phải chung thuỷ với người con yêu. Nếu con làm mất hai chữ quý báu ấy, con sẽ hổ thẹn không lấy gì mà mua lại được. Con sẽ không được quyền tự hào với chồng, với con, với xã hội. Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất.

Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con, vui khi con có tin mừng, buồn khi con không may, nhất định đó là chồng con.

Câu 1 (0,5 điểm): Nội dung chính của văn bản trên.

Câu 2 (0,75 điểm): Tại sao Các Mác lại nói: Dù con có sợ Tình yêu, Tình yêu vẫn cứ đến?

Câu 3 (0,75 điểm): Trong văn bản trên Các Mác sử dụng kiểu câu: "Nếu người con yêu là một người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy chung sức lao động để xây đắp tô thắm cho Tình yêu". Câu văn trên thuộc kiểu câu nào xét về mặt ngữ pháp?

Câu 4 (1,0 điểm):

"Nếu con dễ dàng để cho 1 kẻ xa lạ nào đó đặt cái hôn gian manh bẩn thỉu lên môi con, thì trước khi hôn họ đã khinh con, đang khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn nhất". Theo anh/chị tại sao Các Mác lại nói như vậy.

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận về câu nói: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích đoạn 3 bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn năm 2022

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Nội dung chính của văn bản: Lời dạy của Các Mác với con gái về tình yêu đích thực.

Câu 2 (0,75 điểm):

Các Mác nói "Dù con có sợ Tình Yêu, Tình Yêu vẫn cứ đến" vì đó là thứ tình cảm tự nhiên của con người, dù muốn hay không thì vẫn trải qua tình cảm đó.

Câu 3 (0,75 điểm):

Câu "Nếu người con yêu...tô thắm cho Tình Yêu" sử dụng kiểu câu ghép: Nguyên nhân - Kết quả.

Câu 4 (1,0 điểm):

Các Mác nói: "Nếu con dễ dàng...càng khinh con hơn nhất" vì:

Nó thể hiện sự dễ dãi bởi nụ hôn là biểu hiện của tình yêu nhưng tình yêu phải xuất phát từ sự tìm hiểu kĩ càng, chín chắn chứ không dễ dàng hôn một người xa lạ như vậy.

Với người phụ nữ đã có chồng, hành động đó là sự phản bội với chồng của mình nên người phụ nữ không đánh được tôn trọng.‌‌‌‌‌‌‌‌‌

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận về câu nói Ý chí là con đường về đích sớm nhất

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý chí: sự quyết tâm, khí thế, nhiệt huyết của con người trước công việc, cuộc sống, con đường mình đã chọn và kiên trì, nhẫn nại theo đuổi con đường đó đến cùng dẫu gặp phải nhiều khó khăn, thử thách.

b. Phân tích

Người có ý chí là người làm nên nghiệp lớn, chúng ta không thể thành công nếu không có ý chí, nghị lực, ý chí là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của con người.

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.

Người có ý chí, nghị lực luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của ý chí; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích đoạn 3 bài thơ Vội vàng

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng và dẫn dắt vào khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng

2. Thân bài

Tiếc nuối, lo lắng và chợt nhận ra: Mùa chưa ngả chiều hôm → Vẫn còn thời gian của một ngày, của mùa xuân, của tuổi trẻ → giục giã “Mau đi thôi” → Thế sống của thời gian: Chạy đua cùng thời gian, vội vàng sống và tranh thủ sống.

Bức tranh thiên nhiên lại được sống dậy với những phẩm chất đẹp đẽ như ban đầu, ngồn ngộn sức sống, căng tràn sức xuân: Sự sống mới bắt đầu, ngồn ngộn một sự sống, căng tràn sức xuân.

Tác giả nhận ra không thể mãi tiếc nuối → Cảm nhận cảnh sắc ở thời tươi. Thế giới xuân tình rạo rực đến đắm say → đẹp và đầy sức quyến rũ.

Tình yêu cuộc sống và niềm khao khát giao cảm: Động thái của chủ thể trữ tình: Ở điệp khúc: Ta muốn... ôm, say, thâu riết → cử chỉ vồ vập, đắm say đối với một người tình cuộc sống → bộc lộ tình yêu cuộc sống đến cuồng si.

Chủ thể trữ tình đã cảm nhận cuộc sống bằng nhiều giác quan: xúc giác, thị giác, và cả những cảm nhận vô hình. Sự diệu kì đã xảy ra trong hồn thơ của Xuân Diệu, chính tình yêu cuộc sống đã làm sống lại phẩm chất tươi đẹp, đầy sinh khí như ban đầu, còn đọng lại vẫn là tình yêu mãnh liệt.

Kết thúc là lúc tình cảm của tác giả mãnh liệt đến độ cao trào của bài thơ: Xuân Diệu vẫn còn băn khoăn lắm, vẫn còn lo sợ lắm, những đắm say vẫn là đắm say, khao khát vẫn là khát khao → Càng yêu càng sợ mất, càng sợ mất càng muốn yêu, càng muốn níu giữ

Bộc lộ quan niệm sống của Xuân Diệu: cuộc đời đẹp nhất là vào mùa xuân, đời người đẹp nhất là lúc tuổi trẻ, tuổi trẻ đẹp nhất là tình yêu → con người cần trân trọng những giây phút của tuổi trẻ.

3. Kết bài

Nêu nhận xét, cảm nhận, đánh giá chung về vấn đề. Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 - Đề 8. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Đánh giá bài viết
1 626
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm