Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Văn năm 2022 - Đề 9

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 Đề 9 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 11.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 11.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11

I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Láng giềng đã đỏ đèn đâu?
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang
Ðôi ta cùng ở một làng
Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh?
Em nghe họ nói mang manh,
Hình như họ biết chúng mình ... với nhau.

Ai làm cả gió đắt cau,
Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?

(Chờ nhau, Nguyễn Bính, theo Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam (1932 - 1941), NXB Vãn học, 2007)

Câu 1 (1,0đ): Ðoạn thơ sử dụng thể thơ nào? Chỉ ra tác dụng của thể thõ với việc biểu đạt tâm trạng nhân vật trữ tình?

Câu 2 (0,5đ): Tìm những từ ngữ gợi không gian làng quê trong đoạn thơ?

Câu 3 (0,5đ): Cảm nhận câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau?"

Câu 4 (1,0đ): Tác dụng và ý nghĩa của biện pháp tu từ qua câu thơ: "Ai làm cả gió đắt cau/ Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non?"

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội về bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn năm 2022

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (1,0đ):

Thể thơ lục bát. Tác dụng: nhịp thơ đều, gợi sự tình tứ, sâu lắng, phù hợp với không gian thôn quê.

Câu 2 (0,5đ):

Từ ngữ thể hiện không gian làng quê: láng giềng, đỏ đèn, miếng giầu, làng, ngõ, cau, sương muối.

Câu 3 (0,5đ):

Câu thơ: "Em nghe họ nói mong manh/ Hình như họ biết chúng mình ... với nhau". Thể hiện sự kín đáo, tế nhị, trong sáng và thoáng chút bối rối của cô gái trong mối tình quê. (0,25)

Câu 4 (1,0đ):

Biện pháp: câu hỏi tu từ. Tác dụng, ý nghĩa: Mượn hình ảnh thiên nhiên thể hiện hàm ý trách móc của cô gái vì chuyện tình yêu dang dở, lỡ làng. (Trách chàng trai, trách cuộc đời)‌‌‌‌‌‌‌‌‌

II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vẫn đề cần nghị luận: bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Bản lĩnh: là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm.

Cám dỗ: là những lôi cuốn, những điều có sức hút nhưng không tích cực của một sự việc hay một hiện tượng nào đó trong cuộc sống lôi kéo, khơi gợi những ham muốn bên trong con người khiến chúng ta sa ngã.

→ Mỗi người cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng để vượt qua những cám dỗ thì mới đến được thành công.

b. Phân tích

Người có bản lĩnh là người dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, thử thách, sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Người có bản lĩnh cũng là người làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, biết sắp xếp cuộc sống khoa học.

Bản lĩnh của con người được hun đúc từ kinh nghiệm của cuộc sống, người có bản lĩnh là người có vốn sống phong phú, có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề từ đó giải quyết mọi chuyện một cách tinh tế.

Cuộc sống có rất nhiều những khó khăn thử thách có thể đến với ta bất cứ lúc nào mà chúng ta không lường trước được, bản lĩnh sẽ khiến chúng ta trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn, có thể vượt qua những khó khăn ấy một cách mượt mà nhất.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có bản lĩnh và đạt được thành công vang dội để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người nhút nhát, dễ bỏ cuộc, sợ thất bại, gặp chút khó khăn đã nản chí. Lại có những người chỉ sống trong vùng an toàn của bản thân mà không biết vươn lên, bứt phá, tạo thành tựu cho cuộc sống của mình.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: bản lĩnh cần có của mỗi con người trước những cám dỗ của cuộc sống; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một thanh niên say mê lí tưởng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ Ấy và lý tưởng sống được thể hiện qua bài thơ.

2. Thân bài

a. Khổ thơ đầu

Từ ấy: mốc thời gian đánh dấu cột mốc quan trọng của người chiến sĩ cách mạng khi được chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng, giác ngộ ra giá trị tốt đẹp. Nắng hạ: hình ảnh tượng trưng cho những giá trị tốt đẹp, nghĩa cử cao cả của Đảng.

→ Câu thơ như một lời khoe, một lời báo hiệu về sự thay đổi to lớn, ý nghĩa của người chiến sĩ.

Mặt trời chân lí chói qua tim: người chiến sĩ được thổi hồn một cuộc sống mới, tươi đẹp hơn, mang trong mình những trọng trách lớn lao hơn, thể hiện sự hưng phấn, tràn đầy động lực, niềm tin, hi vọng về con đường này.

Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim: nhờ có Đảng mà cuộc sống của người chiến sĩ bừng sáng hơn, tốt đẹp hơn. Thể hiện niềm vui sướng tột cùng khi được đứng trong hàng ngũ danh dự của Đảng; chiến đấu vì mục tiêu và lí tưởng cao đẹp.

→ Lí tưởng sống, mục tiêu chiến đấu đã làm cho người chiến sĩ thêm yêu đời hơn, có động lực sống và cống hiến cho cách mạng, cho nước nhà. Đồng thời, thể hiện ý chí, lòng trung thành của người chiến sĩ khi được ánh sáng của nghĩa cử cao đẹp soi sáng.

b. Khổ thơ thứ hai

Động từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua ranh giới của “cái tôi” để chan hòa mọi người.

Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến “trăm nơi” và “trang trải” sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.

Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ và từ đó như một minh chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp

→ Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

c. Khổ thơ thứ ba

Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người, lí tưởng của Đảng đã khai sáng tâm hồn con người và nuôi dưỡng bởi lí tưởng

Tự mình gắn kết với mọi người: nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

3. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đồng thời liên hệ bản thân.

------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 2 năm 2022 môn Văn 11 - Đề 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 11, Giải bài tập Toán 11, Trắc nghiệm Vật lý 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm