Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Văn - Đề 6

Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Văn - Đề 6 do VnDoc ra đề, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi đại học luyện thêm đề thi thử môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2022 môn Ngữ Văn do Đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản gồm 4 câu hỏi được chọn lọc bám sát chương trình học, theo đúng 4 cấp độ Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội 200 chữ và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn đại học năm nay.

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 12.

Bản quyền đề thi thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi thử THPT môn Ngữ Văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Nhiều người An Nam thích bặp bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là học đã được đào tạo theo kiểu Tây phương”.

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

Câu 1 (0,5đ): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 2 (0,75đ): Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề.

Câu 3 (0,75đ): Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì?

Câu 4 (1đ): Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”.

Câu 2 (5đ): Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn năm 2022

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Phong cách ngôn ngữ: chính luận.

Câu 2 (0,75đ):

Câu văn nêu khái quát chủ đề: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn diễn tả ý tưởng mạch lạc bằng tiếng nước mình.”

Câu 3 (0,75đ):

Tác giả phê phán hiện tượng học đòi tiếng Tây của một bộ phận con người ở Việt Nam (trong những năm đầu của thế kỉ XX – 1925)

Câu 4 (1đ):

- Tính thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay:

Biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một yêu cầu trong quá trình hội nhập nhưng không cùng nghĩa với việc lạm dụng những thứ tiếng đó vào cuộc sống → phải trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Phải bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Bắc Cực: nơi lạnh lẽo nhất trên Trái Đất, quanh năm chỉ có băng tuyết bao phủ.

→ Khi không có tình yêu thương, cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh lẽo hơn cả Bắc Cực. Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và dẫn dắt vào nhân vật Mị.

2. Thân bài

a. Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra

Cô gái xinh đẹp và tài hoa và có một tình yêu trong sáng.

Cô gái chăm chỉ, cần cù, hiếu hạnh, khát khao được sống tự do, không tham cuộc sống sang giàu, rất ý thức về nhân cách của mình.

b. Khi Mị về làm dâu gạt nợ nhà thống lí

Mị lâm vào một tình cảnh éo le, bất hạnh, bị tròng bởi dây trói “con nợ bắt buộc” và “con dâu bị ép buộc”.

Tâm trạng Mị trong những ngày đầu làm dâu: Buồn tủi, đau khổ, rất đơn độc và thấm thía nỗi đau của một người con gái bị cướp đoạt.

Tâm trạng Mị những ngày sau: Mị sống lầm lũi, âm thầm, trở thành người nô lệ cam chịu, nhẫn nhục đến mức tê liệt cả ý thức, buông xuôi, phó mặc cho hoàn cảnh.

→ Mị bị đày đọa nặng nề về thể xác và tâm hồn, sống trong nỗi khổ đau, cực nhục triền miên, tâm hồn và sức sống của Mị như đã chết, Mị trở thành một cái máy chỉ lặp đi lặp lại những việc làm không vui cũng chẳng buồn.

c. Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân

Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại, vùi lấp, nay đã trỗi dậy: Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi, Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại quá khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung, yêu đời lòng Mị thì đang sống về ngày trước.

Mị thấy vui sướng, phơi phới, tràn đầy sức sống nhưng cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối diện với thực tại. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.

Trong tiếng sáo rập rờn, Mị hành động thật khỏe khoắn, dứt khoát chứ không buồn và đau khổ để chuẩn bị đi chơi: Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách.

Mị bị A Sử đàn áp thô bạo (A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa)

Trong bóng tối, Mị không nói… Mị đứng lặng không biết mình đang bị trói. Hơi rượi nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi (Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng một con ngựa… Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi).

Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.

→ Không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn Mị. Dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong tâm hồn Mị vẫn không bị lụi tắt. Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng xé diễn ra âm thầm, đau đớn trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng đang trỗi dậy mạnh mẽ và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.

d. Tâm trạng của Mị khi giải thoát cho A Phủ

Nhìn những giọt nước mắt của A Phủ, Mị xúc động thấy thương cho A Phủ và nhớ lại nỗi đau chính mình.

Mị với thái độ căm phẫn, nhận thức rõ bản chất độc ác của bọn thống lí Pá Tra.

Sức sống cùng sự đánh thức tâm hồn, lòng thương người cùng cảnh ngộ đã giúp Mị vượt qua nỗi sợ, Mị quyết định cởi dây trói cho A Phủ và tự giải thoát mình.

→ Sức sống luôn tiềm tàng trong tâm hồn Mị dẫn đến sức phản kháng mãnh liệt, táo bạo để giành lại tự do ở Mị. Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn con người được hồi sinh, nó tất yếu chuyển hóa thành hành động phản kháng táo bạo.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Văn - Đề 6. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Trắc nghiệm Toán 12, Giải bài tập Tiếng Anh lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm