Nhật Lệ Hoàng Văn học lớp 9

Đọc đoạn văn: "...Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành

3
3 Câu trả lời
  • Gấu Bông
    Gấu Bông

    I. Đọc hiểu

    1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, tác giả Lê Minh Khuê, sáng tác vào năm 1971

    2. Lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích: “- Trinh sát chưa về!”

    Dấu hiệu: câu dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu 2 chấm.

    3. Họ đều có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường : tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Có lệnh là lên đường, bất kể trong tình huống nào, nguy hiểm không từ nan dù phải đối mặt với máy bay và bom đạn quân thù, và đã lên đường là hoàn thành nhiệm vụ Khi đồng đội gặp tai nạn thì khẩn trương cứu chữa và tận tình chăm sóc (câu chuyện Nho bị thương khi phá bom). Cuộc sống và chiến đấu ở chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng nhưng họ vẫn bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời, trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái.

    0 Trả lời 14:11 05/06
    • Gấu Bông
      Gấu Bông

      II - Câu 1

      Sống có trách nhiệm là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Đó là biết hoàn thành những công việc, nghĩa vụ mà mình được giao. Một học sinh luôn chăm ngoan, học tốt và thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đó chính là sống có trách nhiệm. Một biểu hiện khác của những người có tinh thần này đó là họ biết quý trọng thời gian, luôn sắp xếp kế hoạch một cách khoa học và thực hiện nó nghiêm túc. Người sống trách nhiệm sẽ hoàn thành tốt công việc của mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống còn một số cá nhân luôn trốn tránh, làm gì cũng qua loa. Vậy muốn rèn luyện tinh thần trách nhiệm, chúng ta cần làm như thế nào? Trước tiên, mỗi người phải bảo đảm làm tròn nghĩa vụ với chính mình sau đó mới là mọi người xung quanh. Ngoài ra, hãy nâng cao tinh thần tự học tập, tự lên kế hoạch và từng bước thực hiện chứ không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ. Để trở thành một người có trách nhiệm mỗi người cần phải nỗ lực rất nhiều. Đặc biệt là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước thì cần có lối sống trách nhiệm để góp phần xây dựng đất nước văn minh hơn.

      0 Trả lời 14:26 05/06
      • Sói già
        Sói già

        Mùa thu luôn là đề tài của các nghệ sĩ, nó gợi nhiều cảm xúc đối Với thi nhân. Theo Xuân Diệu, thu là dáng buồn liễu, là những luồng run rẩy rung rinh lá, đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh. Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một hình ảnh mùa thu đầy thơ mộng: Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô. Thu điếu của Nguyễn Khuyến là sự vắng lặng, yên ả của không gian, là cảnh đẹp nên thơ của nước hồ thu. Còn Hữu Thỉnh với bài thơ Sang thu, ông đã khắc họa bức tranh mùa thu tươi đẹp, bức tranh đang ở thời khắc giao mùa với một làn hương mới.

        Sang thu là một bài thơ gợi tả thiên nhiên tươi đẹp. Đất trời đang chuyển mình từ cuối hạ sang thu với những dấu hiệu: hơng ổi phả trong gió se, sương chùng chình qua ngõ. Cảnh vật cứ dần như thế, mềm mại như thế và thu đến tự lúc nào không hay. Nhà thơ đã ngỡ ngàng trước cái đến bất chợt của mùa thu. Và không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn, cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi:

        Sông được lúc dềnh dàng

        Chim bắt đầu vội vã

        Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại, những đàn chim vội vã bay về phương nam … Không gian thu thư thái, hữu tình và chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh:

        Có đám mây mùa hạ

        Vắt nửa mình sang thu

        Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ, trắng xốp, kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng “vắt nửa mình sang thu”. Câu thơ có tính tạo hình không gian những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian: thu bắt đầu sang, hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm, rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới …

        Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời:

        Vẫn còn bao nhiêu nắng

        Đã vơi dần cơn mưa

        Sấm cũng bớt bất ngờ

        Trên hàng cây đứng tuổi

        Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây, song chỉ là “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “cũng bớt bất ngờ” bởi mùa thu đã đến. Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người khi đã lớn tuổi và từng trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm con người ta bất ngờ, bị động. Những suy tư đó của tác giả có lẽ đã góp phần làm cho “Sang thu” trở nên giàu ý nghĩa.

        Với bút pháp tả thực về thiên nhiên, cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu, thấy được những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu. Tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa thu quê hương nồng đượm, ấm áp tình người, nó bình dị mà tươi tắn, sống động, nó tôn thêm vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

        0 Trả lời 14:44 05/06

        Văn học

        Xem thêm