Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu

Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 3 giúp các em học sinh dễ hiểu hơn Lịch sử 7 bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu. Đồng thời cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng để học tốt môn Lịch sử 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bài: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu

A. Lý thuyết Lịch sử bài 3

1. Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII)

Quê hương của phong trào Văn hoá Phục hưng là nước Ý, rồi từ đó lan nhanh sang các nước Tây Âu khác và trở thành một trào lưu rộng lớn.

Bằng những tác phẩm của mình, họ đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến. Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lí. Ngược lại, giá trị chân chính của con người được đề cao; con người phải được tự do phát triển. Văn hoá Phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Phong trào Văn hoá Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại", mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và văn hoá nhân loại.

2. Phong trào cải cách tôn giáo

Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.

Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo

là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau. Không những thế, phong trào cải cách tôn giáo còn làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức mà sử sách thường gọi là cuộc "chiến tranh nông dân Đức". Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chứng phong kiến ở châu Âu.

B. Trắc nghiệm Lịch sử bài 3

Câu 1: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

A. Đạo Hồi. B. Đạo Ki-tô. C. Đạo Phật. D. Ấn Độ giáo.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hệ tư tưởng của Giáo hội Kito và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, mâu thuẫn và cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản. Vì vậy, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại hệ tư tưởng Kito giáo.

Câu 2: Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra trong thời gian nào?

A. Thế kỉ XIV – XVII

B. Thế kỉ XV – XVII

C. Thế kỉ XV – XVI

D. Thế kỉ XIV – XVI

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.8)

Câu 3: Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là

A. nước Đức B. nước Thụy Sĩ C. nước Ý D. nước Pháp

Chọn đáp án: C

Giải thích: Ở Ý từ thế kỉ XIV đã có những thành thị tự do, phát triển như những quốc gia riêng biệt. Ở những thành thị này quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị.

Câu 4: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là

A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.

B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.

C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên.

D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.

Chọn đáp án: B

Giải thích:

Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng:

+ Lên án Giáo hội Kito.

+ Đả phá trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị con người.

+ Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Câu 5: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là

A. “Những người khổng lồ”.

B. “Những người thông minh”.

C. “Những người vĩ đại”.

D. “Những người xuất chúng”.

Chọn đáp án: A

Giải thích: (SGK – tr.8)

Câu 6: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là

A. Rem-bran B. Van-Gốc C. Lê-vi-tan D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

Chọn đáp án: D

Giải thích: (SGK – tr.8)

- Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ và kĩ sư nổi tiếng thời kì Phục hưng với bức họa nổi tiếng La Giô-Công, Ma-đô-na bên cửa sổ,..

- Các họa sĩ còn lại nổi tiếng trong thời kì cận đại.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến.

B. Lật đổ chế độ phong kiến ở châu Âu.

C. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại.

D. Là cuộc cách mạng tư tưởng lớn thời trung đại.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Phong trào Văn hóa Phục hưng tấn công mạnh mẽ vào chế độ phong kiến nhưng chưa thể lật đổ được chế độ phong kiến. Phải đến sự bùng nổ của các cuộc các mạng tư sản chế độ phong kiến mới chính thức bị lật đổ.

Câu 8: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào Cải cách tôn giáo là

A. Can-vanh B. Tô-mát Muyn-xe C. Lu-thơ D. Đê- các-tơ.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Lu-thơ là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo. Trong các tác phẩm của mình ông kịch liệt lên án những hành vi của Giáo Hoàng, lên án những giáo lý giả dối của Giáo hội, bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái,..

Câu 9: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Đạo Hồi. B. Đạo Tin Lành. C. Đạo Do Thái. D. Đạo Kito

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đạo Tin Lành ra đời do Can-vanh sáng lập, là một nhánh của đạo Kito.

Câu 10: Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì?

A. Đòi cải cách tôn giáo.

B. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến.

C. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến.

D. Đòi giải phóng nông nô.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Phong trào nông dân Đức có sự tham gia của đông đảo các tần lớp nhân dân nhằm chống lại quý tộc phong kiến và tăng lữ, thủ tiêu chế độ phong kiến.

Với nội dung bài Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo tại châu Âu..

Ngoài Lý thuyết Lịch sử lớp 7 bài 3 đã được VnDoc.com giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Lịch sử 7

    Xem thêm