Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Vật lí 12 Cánh diều bài 2: Phương trình trạng thái khí lí tưởng

Giải Vật lí 12 Cánh diều bài 2: Phương trình trạng thái khí lí tưởng được VnDoc.com tổng hợp với hướng dẫn bạn đọc trả lời các câu hỏi trong SGK Vật lý 12 các trang 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43.

Giải Vật lí 12 trang 36 Cánh diều

Mở đầu trang 36 SGK Vật lí 12

Bình chứa oxygen (Hình 2.1) là một thiết bị thường dùng trong điều trị người bệnh có vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên, khi sử dụng bình cần đặc biệt chú ý nơi bảo quản nhằm đảm bảo an toàn do nguy cơ cháy nổ cao. Khí oxygen trong bình ở áp suất cao nên không phải là khí lí tưởng. Tuy nhiên, người ta vẫn sử dụng mô hình khí lí tưởng để tìm hiểu mối liên hệ giữa các thông số của một lượng khí như áp suất, nhiệt độ và thể tích, từ đó suy ra nguyên tắc bảo quản và sử dụng an toàn các bình chứa khí. Vậy mối liên hệ đó như thế nào?

Giải Vật lí 12 trang 36 Cánh diều

Lời giải:

Mối liên hệ giữa các thông số trạng thái như áp suất, nhiệt độ, thể tích của khí lí tưởng được mô tả thông qua phương trình trạng thái \(\frac{pV}{T} = const\)

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

Câu hỏi 1 trang 37 SGK Vật lí 12

Lập phương án thí nghiệm tìm mối liên hệ giữa thể tích khí và áp suất của nó khi giữ nhiệt độ không đổi với các dụng cụ thực hành ở trường.

Lời giải:

Dụng cụ:

- Xi lanh trong suốt có độ chia nhỏ nhất 0,5 cm3 (1).

- Pit-tông có ống nối khí trong xi lanh với áp kế (2).

- Áp kế có độ chia nhỏ nhất 0,05.105 Pa (3).

- Giá đỡ thí nghiệm (4).

- Thước đo (5).

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm như hình vẽ.

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

- Dịch chuyển từ từ pit-tông để làm thay đổi thể tích khí.

- Đọc giá trị của thể tích và áp suất trên áp kế tương ứng thu được bảng giá trị

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

- Rút ra mối liên hệ p và V.

Thực hành, khám phá trang 37 SGK Vật lí 12

Dụng cụ

- Áp kế (1) có mức 0 ứng với áp suất khí quyển, đơn vị đo của áp kế là Bar (1 Bar = 105 Pa).

- Xilanh (2).

- Pit-tông (3) gắn với tay quay (4).

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

Phương án thí nghiệm

- Tìm hiểu công dụng của các dụng cụ nêu trên.

- Lập phương án thí nghiệm với các dụng cụ đó.

Tiến hành

Sau đây là một phương án thí nghiệm với các dụng cụ nêu trên.

- Mở van áp kế, dùng tay quay dịch chuyển pit-tông sang phải để lấy một lượng khí xác định vào xilanh.

- Đóng van, đọc và ghi giá trị áp suất p (hiện trên áp kế), thể tích V của khí trong xilanh (theo vạch chia trên xilanh) khi đó.

- Dùng tay quay cho pit-tông dịch chuyển từ từ đến các vị trí mới.

Đọc giá trị p, V ứng với mỗi vị trí và ghi kết quả theo mẫu Bảng 2.1.

Kết quả

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

- Vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của chất khí khi nhiệt độ không đổi.

- Tính tích pV của mỗi lần đo và rút ra nhận xét.

Lời giải:

- Đồ thị:

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

- Bảng kết quả

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

Tích pV ở trong các lần có giá trị gần bằng nhau.

Câu hỏi 2 trang 37 SGK Vật lí 12

Việc dịch chuyển pit-tông từ từ giúp đảm bảo điều kiện gì?

Lời giải:

Việc dịch chuyển pit-tông từ từ giúp đảm bảo cho nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm không bị thay đổi do ma sát.

Câu hỏi 3 trang 37 SGK Vật lí 12

Vẽ đồ thị p - V theo số liệu thu được trong thí nghiệm đã thực hiện hoặc theo số liệu ở Bảng 2.1 và so sánh với dạng đồ thị trong Hình 2.4.

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

Lời giải:

Giải Vật lí 12 trang 37 Cánh diều

Đồ thị p – V dựa vào bảng số liệu có hình dạng gần giống với đồ thị hình 2.4a.

Giải Vật lí 12 trang 38 Cánh diều

Câu hỏi 4 trang 38 SGK Vật lí 12

Đồ thị p theo \(\frac{1}{V}\) có dạng đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc toạ độ cho thấy giữa hai đại lượng p và V có mối quan hệ gì?


Lời giải:

Từ đồ thị 2.4b thấy được p và \(\frac{1}{V}\) có mối quan hệ tỉ lệ thuận nên p và V có mối quan hệ tỉ lệ nghịch.

Luyện tập 1 trang 38 SGK Vật lí 12

Một quả bóng có chứa 0,04 m3 khí ở áp suất 120 kPa. Nếu giảm thể tích quả bóng xuống còn 0,025 m3 ở nhiệt độ không đổi thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng định luật Boyle cho quá trình đẳng nhiệt:

p1V1 = p2V2 ⇒ 120.0,04 = p2.0,025 ⇒ p2 = 192kPa

Giải Vật lí 12 trang 39 Cánh diều

Câu hỏi 5 trang 39 SGK Vật lí 12

Sử dụng các kí hiệu T1, V1, T2 và V2 để viết công thức định luật Charles cho một quá trình đẳng áp của lượng khi xác định.

Lời giải:

Công thức cho quá trình đẳng áp: \(\frac{V_{1} }{T_{1} } = \frac{V_{2} }{T_{2} }\)

Giải Vật lí 12 trang 40 Cánh diều

Luyện tập 2 trang 40 SGK Vật lí 12

Một xilanh chứa 0,16 dm3 khí nitrogen ở nhiệt độ phòng 250C và áp suất 1,2 atm (1 atm = 1,01.105 Pa). Hơ nóng xilanh từ từ sao cho áp suất khí trong xilanh không đổi thì khi thể tích khí trong xilanh là 0,20 dm3, nhiệt độ của khí trong xilanh là bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng định luật Charles cho quá trình đẳng áp:

\(\frac{V_{1} }{T_{1} } = \frac{V_{2} }{T_{2} } \Rightarrow \frac{0,16}{25+273} = \frac{0,02}{T_{2}} \Rightarrow T_{2} = 372,5 K = 99,5^{o} C\)

Câu hỏi 6 trang 40 SGK Vật lí 12

Xây dựng phương án thí nghiệm minh hoạ mối liên hệ giữa nhiệt độ và thể tích của một lượng khí xác định khi giữ áp suất của khí không đổi bằng các dụng cụ ở trường của bạn.

Lời giải:

Chuẩn bị:

- Xi lanh thuỷ tinh dung tích 50 mL, có độ chia nhỏ nhất 1 mL (1).

- Nhiệt kế điện tử (2).

- Ba cốc thuỷ tinh (3), (4), (5).

- Nút cao su để bịt đầu ra của xi lanh.

- Giá đỡ thí nghiệm (6).

- Nước đá, nước ấm, nước nóng.

- Dầu bôi trơn.

Giải Vật lí 12 trang 40 Cánh diều

Tiến hành:

Bước 1: Cho một chút dầu bôi trơn vào pit-tông để pit-tông dễ dàng di chuyển trong xi lanh. Điều chỉnh pit-tông ở mức 30 mL, bịt đầu ra của xi lanh bằng nút cao su.

Bước 2: Ghi giá trị nhiệt độ phòng và thể tích không khí trong xi lanh vào vở tương tự như bảng dưới.

Giải Vật lí 12 trang 40 Cánh diều

Bước 3: Đổ nước đá vào cốc (3).

Bước 4: Nhúng xi lanh và nhiệt kế vào cốc. Sau khoảng thời gian 3 phút, ghi giá trị thể tích V của không khí trong xi lanh và nhiệt độ t vào bảng số liệu.

Bước 5: Lần lượt đổ nước ấm vào cốc (4) và nước nóng vào cốc (5). Thực hiện tương tự bước 4 ở mỗi trường hợp.

Thực hành, khám phá trang 40 SGK Vật lí 12

Dụng cụ

- Áp kế (1) có mức 0 ứng với áp suất khí quyển, đơn vị đo của áp kế là Bar (1 Bar = 105 Pa).

- Xilanh (2).

- Pit-tông (3) gắn với tay quay (4).

- Hộp chứa nước nóng (5).

- Cảm biến nhiệt độ (6).

Giải Vật lí 12 trang 40 Cánh diều

Phương án thí nghiệm

- Tìm hiểu công dụng của các dụng cụ nêu trên.

- Lập phương án thí nghiệm với các dụng cụ đó.

Tiến hành

Sau đây là một phương án thí nghiệm với các dụng cụ nêu trên (Hình 2.7).

- Đọc giá trị phần thể tích chứa khí của xilanh ban đầu.

- Đọc số chỉ của cảm biến nhiệt độ đo nhiệt độ phòng cũng là nhiệt độ khí trong xilanh lúc đầu.

- Đổ nước nóng vào hộp chứa cho ngập hoàn toàn xilanh. Dịch pit-tông từ từ sao cho số chỉ của áp kế không đổi. Đọc giá trị của phần thể tích chứa khí và nhiệt độ sau mỗi phút.

- Ghi kết quả vào mẫu như Bảng 2.2.

Kết quả

Giải Vật lí 12 trang 40 Cánh diều

- Tính tỉ số V/T của mỗi lần đo và rút ra nhận xét.

- Vẽ đồ thị biễu diễn mối liên hệ giữa nhiệt độ và thể tích chất khí khi áp suất không đổi.

Lời giải:

- Bảng kết quả:

Giải Vật lí 12 trang 40 Cánh diều

Tỉ số \(\frac{V}{T}\) trong các lần đo có giá trị gần bằng nhau.

- Đồ thị:

Giải Vật lí 12 trang 40 Cánh diều

Giải Vật lí 12 trang 41 Cánh diều

Câu hỏi 7 trang 41 SGK Vật lí 12

So sánh đồ thị nhiệt độ - thể tích thu được theo kết quả thí nghiệm đã thực hiện với đồ thị trong Hình 2.5.

Giải Vật lí 12 trang 41 Cánh diều

Lời giải:

Giải Vật lí 12 trang 41 Cánh diều

Giải Vật lí 12 trang 42 Cánh diều

Câu hỏi 8 trang 42 SGK Vật lí 12

Với quá trình biến đổi được biểu diễn trên Hình 2.9, hãy so sánh nhiệt độ, thể tích, áp suất của trạng thái 1 với trạng thái 2’, của trạng thái 2' với trạng thái 2.

Giải Vật lí 12 trang 42 Cánh diều

Lời giải:

Trạng thái 1: p1; V1; T1

Trạng thái 2’: p2; V’2; T1

Trạng thái 2: p2; V2; T2

Trạng thái 1 với trạng thái 2’ có cùng nhiệt độ, của trạng thái 2' với trạng thái 2 có cùng áp suất.

Câu hỏi 9 trang 42 SGK Vật lí 12

Hãy giả sử chất khí biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 qua trạng thái trung gian 3 (khác với 2') và lập luận đề vẫn thu được công thức (2.6)

Lời giải:

Xét quá trình (1) sang quá trình (3) là quá trình đẳng áp, quá trình (3) sang quá trình (2) là quá trình đẳng nhiệt:

Trạng thái 1: p1; V1; T1

Trạng thái 3: p1; V′1V1'; T2

Trạng thái 2: p2; V2; T2

Quá trình đẳng áp: Giải Vật lí 12 trang 42 Cánh diều

Quá trình đẳng nhiệt: Giải Vật lí 12 trang 42 Cánh diều

Thay (1) vào (2) được: Giải Vật lí 12 trang 42 Cánh diều

Vậy: Quá trình chuyển trạng thái không phụ thuộc cách chuyển trạng thái mà chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và trạng thái cuối.

Luyện tập 3 trang 42 SGK Vật lí 12

Một lốp xe chứa 0,020 m3 không khí ở 27 oC và áp suất 3,0.105 Pa. Tính khối lượng không khí trong lốp xe. Biết khối lượng mol của không khí là 28,8 g/mol.

Lời giải:

Áp dụng công thức:

pV = nRT ⇒ 3.105.0,02 = n.8,31.(27+273) ⇒ n = 2,41mol

Khối lượng không khí trong lốp xe: m = n.M = 2,41.28,8 = 69,41g

Giải Vật lí 12 trang 43 Cánh diều

Vận dụng trang 43 SGK Vật lí 12

Hãy vận dụng định luật Boyle để giải thích nguyên lí hoạt động của loại bình xịt như trong Hình 2.10.

Giải Vật lí 12 trang 43 Cánh diều

Lời giải:

Nguyên lý hoạt động của bình xịt aerosol dựa trên sự tạo ra áp suất và sự phân tán của chất lỏng. Quá trình hoạt động diễn ra như sau:

- Khi bạn nhấn nút nhấn, hệ thống chất đẩy được kích hoạt, tạo ra áp suất trong chai.

- Áp suất tạo ra bởi hệ thống chất đẩy đẩy chất lỏng lên qua van phun.

- Khi chất lỏng tiếp xúc với van phun, áp suất cao sẽ làm cho chất lỏng bị phân tán thành hạt nhỏ.

- Hạt nhỏ này được đẩy ra khỏi van phun thông qua áp suất và tạo thành một dòng sương mịn.

- Khi dòng sương mịn phun ra sẽ được sử dụng để phun lên bề mặt hoặc trong không gian nhằm đạt được hiệu quả sử dụng mong muốn.

Giải Vật lí 12 trang 43 Cánh diều

Tìm hiểu thêm trang 43 SGK Vật lí 12

Trong lịch sử, phương trình trạng thái của khí lí tưởng được Clapeyron (Cla-pê-rôn) rút ra từ kết quả của ba định luật thực nghiệm về chất khí là: định luật Boyle (mô tả quá trình đẳng nhiệt), định luật Charles (mô tả quá trình đẳng áp) và định luật Gay-Lussac (mô tả quá trình đẳng tích). Phương trình trạng thái của khí lí tưởng cho thấy rằng ba định luật về chất khí không độc lập với nhau.

Hãy tìm hiểu để phát biểu và viết công thức mô tả mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí lí tưởng trong quá trình đẳng tích.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Bài tiếp theo: Giải Vật lí 12 Cánh diều bài 3: Áp suất và động năng phân tử chất khí

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vật lí 12 Cánh diều

    Xem thêm